23. Chứng khoán

Mua giá giảm (Buy Weakness) là gì? Mua giá giảm và các Kênh giao dịch

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Mua giá giảm

Khái niệm

Mua giá giảm hay còn gọi là mua giá đỏ trong tiếng Anh là Buy Weakness.

Mua giá giảm là một chiến lược giao dịch chủ động trong đó nhà giao dịch nhập các vị thế mua trước thời điểm sự đảo chiều giá dự kiến sẽ xảy ra. 

Với chiến lược này, các nhà giao dịch thường sẽ mua chứng khoán hoặc mua các quyền chọn bán để phòng ngừa trước nhằm thu được toàn bộ các triển vọng tăng giá dự kiến. Chiến lược mua giá giảm trái ngược với chiến lược bán giá xanh hay bán giá tăng.   

Đặc điểm Mua giá giảm 

Tín hiệu để thực hiện chiến lược mua giá giảm thường được xác định thông qua việc theo dõi các kênh giao dịch. Kênh giao dịch có thể là kênh xu hướng hoặc kênh giá envelope. Các giao dịch mua giá giảm thường tập trung vào việc xác định giá cổ phiếu nào đang sụt giảm quá mức. 

Sau khi đã xác định được cổ phiếu bị sụt giá quá mức, nhà giao dịch bắt đầu tích lũy các vị thế để kiếm lợi nhuận tiềm năng khi giá cổ phiếu tăng trở lại. 

Mua giá giảm và bán giá tăng là 2 chiến lược xuất phát từ khái niệm cơ bản là mua giá thấp, bán giá cao. Mua giá giảm cũng có thể được gọi là mua tại mức thoái lui hoặc mua tại mức hỗ trợ.    

Mua giá giảm và các Kênh giao dịch 

Một trong những cách phổ biến nhất để phát hiện tín hiệu mua giá giảm là thông qua việc sử dụng các kênh giao dịch, có thể ở dạng kênh xu hướng ngắn hạn hoặc kênh giá envelope dài hạn.   

Tham khảo:   Giao dịch trước giờ mở cửa (Pre-market Trading) là gì? Đặc điểm

 – Kênh xu hướng

Kênh xu hướng là kênh giá ngắn hạn được vẽ theo một xu hướng cụ thể. Chúng có thể tăng dần nếu một xu hướng tăng, giảm dần nếu một xu hướng giảm hoặc đi ngang nếu một xu hướng chững lại. 

Kênh xu hướng tạo ra các mức hỗ trợ và kháng cự trong kênh giá, rất lí tưởng để xác định các giao dịch mua giá giảm. 

Tín hiệu trên các kênh xu hướng có xu hướng có rủi ro hơn vì chúng không bao hàm đầy đủ các chu kì giao dịch như các sự kiện đảo chiều giá, và giả định rằng giá sẽ vẫn theo xu hướng hiện hành và giao dịch trong các dải trên và dưới của kênh giá. 

  – Kênh giá envelope 

Kênh giá envelope như các dải bollinger đáng tin cậy hơn trong việc xác định các dấu hiệu giao dịch mua giá giảm vì chúng tạo ra một kênh giá động rộng hơn, xác định xu hướng chứng khoán trong một khoảng thời gian dài hơn.   

Các kênh giá envelope vẽ các đường kháng cự cao hơn và các đường hỗ trợ thấp hơn để giúp nhà đầu tư xác định phạm vi giá mà giá cổ phiếu có khả năng giao dịch. Dải bollinger là một trong những kênh giá envelope phổ biến nhất để xác định các tín hiệu mua giá giảm tiêu chuẩn. 

Tham khảo:   Lệnh GTD (Good Till Canceled with Date Specified) trong chứng khoán là gì? Lợi ích

Các kênh này tạo ra 2 vùng hỗ trợ và kháng cự nằm ở phía trên và dưới đường trung bình động, giúp các nhà giao dịch xác định mức kháng cự và hỗ trợ của giá chứng khoán.   

Giao dịch với Chiến lược Mua giá giảm 

Sử dụng các kênh giao dịch, nhà đầu tư có thể dễ dàng phát hiện khi một cổ phiếu đã đạt đến giai đoạn đáy mua. Các điểm giá trong giai đoạn đáy mua nằm tại hoặc gần đường xu hướng hỗ trợ của kênh giá. 

Khi đạt đến mức hỗ trợ, giá chứng khoán dự kiến sẽ ít có khả năng giảm xuống thấp hơn nữa. Do đó, các nhà giao dịch nên nhập các vị thế giao dịch dự kiến sẽ thu được lợi từ việc tăng giá. 

Mua chứng khoán với giá hỗ trợ và cho phép nó tăng lên một mức nhất định là một cách để hưởng lợi trong giao dịch mua giá giảm. Ngoài ra, nhà giao dịch cũng có thể mua các quyền chọn bán. 

Quyền chọn bán có thể được thực hiện bất cứ lúc nào cho đến khi nó đáo hạn. Ví dụ chủ sở hữu một quyền chọn bán có thể thực hiện quyền chọn, sau đó bán ngay chứng khoán trên thị trường mở để thu được lợi nhuận tức thời khi giá tăng trở lại.  

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo