23. Chứng khoán

Thị trường chứng khoán phi tập trung (Over the counter market – OTC) là gì?

Hình minh hoạ (Nguồn: investopedia)

Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC)

Khái niệm

Thị trường chứng khoán phi tập trung hay thị trường mạng hay thị trường báo giá điện tử trong tiếng Anh được gọi là over the counter market, viết tắt là OTC.

Thị trường OTC là thị trường không có trung tâm giao dịch chứng khoán tập trung, đó là một mạng lưới các nhà môi giới và tự doanh chứng khoán mua bán với nhau và với các nhà đầu tư, các hoạt động giao dịch của thị trường OTC được diễn ra tại các quầy (sàn giao dịch) của các ngân hàng và các công ty chứng khoán.

Đặc điểm quan trọng nhất của thị trường chứng khoán OTC để phân biệt với thị trường chứng khoán tập trung (tại các Sở giao dịch chứng khoán) là cơ chế lập giá bằng hình thức thương lượng và thoả thuận song phương giữa người bán và người mua là chủ yếu, còn hình thức xác lập giá bằng đấu lệnh chỉ được áp dụng hạn chế và phần lớn là các lệnh nhỏ.

Thị trường OTC đóng vai trò của một thị trường thứ cấp, tức là thực hiện vai trò điều hoà, lưu thông các nguồn vốn, đảm bảo chuyển hoá các nguồn vốn ngắn hạn thành dài hạn để đầu tư phát triển kinh tế.

Hiện nay, thị trường OTC được coi là thị trường chứng khoán bậc cao, có mức độ tự động hoá cao độ.

Những đặc điểm cơ bản của thị trường OTC

Thị trường OTC ở mỗi nước có những đặc điểm riêng, phù hợp với điều kiện và đặc thù mỗi nước. Tuy nhiên, hệ thống thị trường OTC trên thế giới hiện nay được xây dựng theo mô hình thị trường NASDAQ của Mỹ. Vì vậy , có thể khái quát một số đặc điểm chung ở các nước như sau:

– Về hình thức tổ chức thị trường: Thị trường OTC được tổ chức theo hình thức phi tập trung, không có địa điểm giao dịch mang tính tập trung giữa bên mua và bán. Thị trường sẽ diễn ra tại các điểm giao dịch của các ngân hàng, các công ty chứng khoán, và các địa điểm thuận lợi cho người mua và bán.

Tham khảo:   Chỉ số Russell 2000 (Russell 2000 Index) là gì? Khái niệm và đặc điểm

– Chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC bao gồm hai loại

+ Thứ nhất, chiếm phần lớn là các chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết trên Sở giao dịch song đáp ứng các điều kiện về tính thanh khoản và yêu cầu tài chính tối thiểu của thị trường OTC, trong đó chủ yếu là các chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ, công ty công nghệ cao và có tiềm năng phát triển. 

+ Thứ hai là các loại chứng khoán đã niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán. 

Như vậy, chứng khoán niêm yết và giao dịch trên thị trường OTC rất đa dạng và có độ rủi ro cao hơn so với các chứng khoán niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán.

– Cơ chế lập giá trên thị trường OTC chủ yếu được thực hiện qua phương thức thương lượng và thoả thuận song phương giữa bên bán và bên mua, khác với cơ chế đấu giá chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán. 

Hình thức khớp lệnh trên thị trường OTC rất ít phổ biến và chỉ được áp dụng đối với các lệnh nhỏ. Giá chứng khoán được hình thành qua thương lượng và thoả thuận riêng biệt nên sẽ phụ thuộc vào từng nhà kinh doanh đối tác trong giao dịch và như vậy sẽ có nhiều mức giá khác nhau đối với một loại chứng khoán tại một thời điểm. 

Tuy nhiên, với sự tham gia của các nhà tạo lập thị trường và cơ chế báo giá tập trung qua mạng máy tính điện tử như ngày nay dẫn đến sự cạnh tranh giá mạnh mẽ giữa các nhà kinh doanh chứng khoán và vì vậy, khoảng cách chênh lệch giữa các mức giá sẽ thu hẹp do diễn ra sự “đấu giá” giữa các nhà tạo lập thị trường với nhau, nhà đầu tư chỉ việc chọn lựa giá tốt nhất trong các báo giá của các nhà tạo lập thị trường.

Tham khảo:   Ghi lùi ngày (Antedate) là gì? Hiểu về Ghi lùi ngày

– Thị trường có sự tham gia của các nhà tạo lập thị trường đó là các công ty giao dịch – môi giới. 

Các công ty này có thể hoạt động giao dịch dưới hai hình thức 

+ Thứ nhất là mua bán chứng khoán cho chính mình bằng nguồn vốn của công ty – đó là hoạt động giao dịch. 

+ Thứ hai là làm môi giới đại lí cho khách hàng để hưởng hoa hồng – đó là hoạt động môI giới.

– Là thị trường sử dụng hệ thống mạng máy tính điện tử diện rộng liên kết tất cả các đối tượng tham gia thị trường.Hệ thống mạng của thị trường được các đối tượng tham gia trên thị trường sử dụng để đặt lệnh giao dịch, đàm phán, thương lượng giá, truy cập và thông báo các thông tin liên quan đến các giao dịch chứng khoán … 

Chức năng của mạng được sử dụng rộng rãi trong giao dịch mua bán và quản lí trên thị trường OTC.

– Quản lí thị trường OTC: Cấp quản lí trên thị trường OTC tương tự như quản lí hoạt động của thị trường chứng khoán tập trung và được chia làm hai cấp

+ Cấp quản lí Nhà nước: do cơ quan quản lí thị trường chứng khoán trực tiếp quản lí theo pháp luật về chứng khoán và các luật có liên quan, cơ quan này thường gọi là Uỷ quan chứng khoán nhà nước.

+ Cấp tự quản: có thể do hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán quản lí như ở Mỹ, Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc… hoặc do trực tiếp sở giao dịch đồng thời quản lí mhư ở Anh, Pháp,Canada…

– Cơ chế thanh toán trên thị trường OTC là linh hoạt và đa dạng. Do phần lớn các giao dịch mua bán trên thị trường OTC đều thực hiện trên cơ sở thương lượng và thoả thuận nên phương thức thanh toán trên thị trường OTC linh hoạt gữa người mua và bán. 

Tham khảo:   Chỉ số thị trường (Market Index) là gì?

Thời hạn thanh toán không cố định như trên thị trường tập trung mà rất đa dạng T+0, T+1, T+2,T+x trên cùng một thị trường, tuỳ theo thương vụ và sự phát triển của thị trường.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Thị trường Chứng khoán, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, , NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo