23. Chứng khoán

Thị trường OTC Mỹ là gì? Thị trường OTC qua mạng máy tính NASDAQ

Hình minh hoạ (Nguồn: apchibitcoin)

Thị trường OTC Mỹ 

Khái niệm

Thị trường OTC Mỹ hay còn được gọi là thị trường chứng khoán phi tập trung Mỹ tạm dịch sang tiếng Anh là American over the counter market.

Thị trường OTC qua mạng máy tính của Mỹ có tên gọi là National Association of Securities Dealers Automated Quotation System, viết tắt là NASDAQ.

Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) nói chung là thị trường không có trung tâm giao dịch chứng khoán tập trung, đó là một mạng lưới các nhà môi giới và tự doanh chứng khoán mua bán với nhau và với các nhà đầu tư, các hoạt động giao dịch của thị trường OTC được diễn ra tại các quầy (sàn giao dịch) của các ngân hàng và các công ty chứng khoán.

Thị trường OTC của Mỹ là mô hình thị trường OTC điển hình được phát triển từ thị trường phi tập trung tự do mang tính truyền thống, giao dịch thông qua thương lượng giá trực tiếp “mặt đối mặt” và chủ yếu qua điện thoại.

Thị trường này có sự quản lí của Nhà nước từ sau Luật chứng khoán sửa đổi (Luật Maloney 1938).

– Thị trường OTC qua mạng máy tính NASDAQ được thành lập từ năm 1971 là bộ phận lớn nhất của thị trường thứ cấp Mỹ xét về số lượng chứng khoán giao dịch trên thị trường với trên 15000 chứng khoán, lớn hơn rất nhiều so với số lượng chứng khoán giao dịch trên thị trường tập trung NYSE (The New York Stock Exchange).

Thị trường được vận hành bởi một hệ thống các nhà tạo lập thị trường và các nhà môi giới, có khoảng 600 nhà tạo lập thị trường hoạt động tích cực trên NASDAQ và trung bình mỗi nhà tạo lập thị trường đảm nhận 8 loại cổ phiếu.

Tham khảo:   Phần bù rủi ro (Risk premium) là gì? Công thức xác định phần bù rủi ro

Thị trường NASDAQ chịu sự quản lí hai cấp: Uỷ ban chứng khoán Mỹ (SEC) và Hiệp hội các nhà giao dịch chứng khoán quốc gia Mỹ (NASD) quản lí trực tiếp. Thị trường NASDAQ hiện nay đã được nối mạng toàn cầu với nhiều thị trường OTC khác trên thế giới.

Năm 1982, Hiệp hội NASD thành lập thị trường “tinh lọc” của NASDAQ gọi là hệ thống thị trường quốc gia (NNM – NASDAQ National Market System). Đây là bộ phận thị trường của NASDAQ được tổ chức cho các cổ phiếu được giao dịch sôi động nhất và có chất lượng cao hơn, chiếm tới hơn 60% tổng giá trị giao dịch trên thị trường NASDAQ.

Hình thức tổ chức thông tin

Tại thị trường OTC của Mỹ có hai hình thức tổ chức thông tin chính là thông qua hệ thống “màn hình” và qua “ấn phẩm”.

Thông qua hệ thống màn hình NASDAQ: Với đặc điểm đã được điện toán hoá và nối mạng với các thành viên, hệ thống đảm nhận vai trò cung cấp giá chứng khoán cho các nhà tạo lập thị trường, các nhà môi giới và nhà đầu tư để tiến hành thương lượng, đàm phán trước khi kí hợp đồng giao dịch chứng khoán.

Giá được công bố trên hệ thống qua ba cấp độ:

– Cấp 1: Hệ thống cung cấp cho những thành viên đã đăng kí những thông tin cập nhật về giá mua cao nhất và giá bán thấp nhất trên thị trường, từ đó họ có thể tìm ra mức giá phù hợp nhất để giao dịch.

– Cấp 2: Thông qua các thiết bị máy tính nối với hệ thống được lắp đặt ở những nơi có hoạt động giao dịch nhộn nhịp nhất, các nhà đầu tư có thể biết được giá yết của các nhà tạo lập thị trường một cách chính xác và cập nhật nhất.

Tham khảo:   Tiêu chuẩn niêm yết chứng khoán (Listing requirements) là gì?

– Cấp 3: Hệ thống cung cấp cho các nhà tạo lập thị trường đã được NASD uỷ quyền giá yết của tất cả các nhà tạo lập thị trường và cho phép họ điều chỉnh giá yết của mình.

Các bước tiến hành giao dịch trên thị trường NASDAQ

Bước 1: Nhà đầu tư A có nhu cầu mua 100 cổ phiếu của công ty xyz được niêm yết trên NASDAQ gọi điện cho người môi giới B.

Bước 2: Nhà môi giới B viết phiếu đặt mua rồi gửi cho nhà tạo lập thị trường C đảm nhận làm giá cho cổ phiếu xyz.

Bước 3: Nhà tạo lập thị trường C tìm một nhà tạo lập thị trường khác muốn bán 100 cổ phiếu công ty xyz bằng 2 cách: thông qua Cục báo giá quốc gia NQB hoặc qua NASDAQ

– Nếu qua NASDAQ, nhà tạo lập thị trường C phải là một thành viên và lúc này, C sẽ tìm nhà tạo lập thị trường có mức giá thấp nhất. 

– Còn nếu qua NQB, C sẽ tìm trên “bản báo giá màu hồng” để biết một số nhà tạo lập thị  trường khác đang nắm giữ cổ phiếu xyz và biết giá cả hiện tại của từng người và chọn mức giá phù hợp cho giao dịch của mình.

Bước 4: Nhà tạo lập thị trường C chuyển kết quả giao dịch tới B với mức giá được kê cao hơn, B sẽ báo lại cho khách hàng kết quả giao dịch có kèm phí hoa hồng môi giới.

Tham khảo:   Wash out và Break out trong chứng khoán là gì? Các ví dụ liên quan

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Thị trường Chứng khoán, , NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo