23. Chứng khoán

Thị trường hiệu quả (Efficient market) trong chứng khoán là gì?

Hình minh hoạ (Nguồn: adamsmith)

Thị trường hiệu quả

Khái niệm

Thị trường hiệu quả trong tiếng Anh được gọi là efficient market.

Thực tế, trên thị trường vốn, thị trường hiệu quả có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau.

Fama (1970) cho rằng: “Thị trường mà tại đó giá luôn phản ánh những thông tin sẵn có, được gọi là thị trường hiệu quả”.

Trong khi đó, Malkiel (1992) lập luận rằng một thị trường vốn được cho là hiệu quả nếu nó phản ánh đầy đủ và chính xác tất cả các thông tin liên quan trong việc xác định giá chứng khoán. 

Tuy nhiên, thông thường, thị trường được cho là hiệu quả đối với một số thông tin, nếu giá chứng khoán không bị ảnh hưởng do tiết lộ thông tin đó đến những người tham gia.

Các giả thuyết thị trường hiệu quả

Thị trường hiệu quả bao gồm nhiều giả thuyết khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ phản ánh của thông tin trong giá chứng khoán.

Giả thuyết thị trường hiệu quả dạng yếu (weak – form effiency)

Mức hiệu quả yếu xảy ra khi giá của chứng khoán phản ánh các thông tin trong quá khứ về giá chứng khoán, bao gồm cả giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch.

Giả thuyết thị trường hiệu quả trung bình (semi – strong form effiency)

Mức hiệu quả này xảy ra khi giá cả của chứng khoán phản ánh các thông tin công khai trên thị trường, bao gồm các thông tin quá khứ về giá chứng khoán và các thông tin công khai trên thị trường, chẳng hạn các thông tin trên bản cáo bạch của tổ chức phát hành.

Tham khảo:   Chênh lệch âm (Negative Carry) trong đầu tư là gì? Đặc điểm

Thị trường hiệu quả trung bình bao trùm lên giả thuyết hiệu quả yếu vì tất cả các thông tin trên thị trường đều phải được xem xét công khai dựa trên giả thuyết thị trường hiệu quả dạng yếu như giá cổ phiếu, tỉ suất lợi tức và khối lượng giao dịch.

Giả thuyết thị trường hiệu quả mạnh (strong form effiency)

Mức hiệu quả mạnh xảy ra khi mọi thông tin được phản ánh đầy đủ vào giá chứng khoán, bao gồm cả thông tin không công khai, chẳng hạn các thông tin trong nội bộ doanh nghiệp. Giả thuyết thị trường hiệu quả dạng mạch là sự tổng hợp của cả giả thuyết hiệu quả dạng yếu và dạng trung bình. 

Giả thuyết hiệu quả thị trường dạng mạnh mở rộng thêm giả định cho các thị trường hiệu quả – thị trường mà tại đó giá phản ánh các thông tin công khai, trở thành trị trường hoàn hảo – thị trường mà tại đó tất cả các thông tin đều miễn phí và sẵn có ở cùng một thời điểm.

Đặc điểm của Thị trường hiệu quả:

– Mọi thông tin trên thị trường đều nhanh và chính xác, mọi nhà đầu tư đều thu nhận ngay lập tức các thông tin này.

Tham khảo:   Hệ số tăng/giảm (Upside/Downside Ratio) là gì? Đặc điểm hệ số tăng/giảm

– Khi thị trường hiệu quả, giá cả chứng khoán trên thị trường luôn phản ánh đúng, chính xác các thông tin trên thị trường có liên quan đến loại chứng khoán đó.

– Trên thị trường hiệu quả, các chứng khoán sẽ được mua bán, trao đổi ngang giá trên các sàn giao dịch chứng khoán.

Do đó sẽ không có cơ hội một cách hệ thống để một số người mua ép giá cổ phiếu hoặc thổi phồng mức giá khi bán (hiện tượng làm giá) hoặc có cơ hội để kiếm lời chênh lệch thông qua nghiệp vụ arbitrage. 

Những người tham gia luôn được tin tưởng rằng thị trường đối xử công bằng với tất cả mọi người.

– Giá cả chứng khoán tăng hay giảm do một nguyên nhân duy nhất là giá chứng khoán phản ứng trước những thông tin mới xuất hiện trên thị trường. 

Do những thông tin này xuất hiện một cách ngẫu nhiên, không thể dự đoán trước được nên giá cả chứng khoán thay đổi một cách ngẫu nhiên và không thể dự đoán trước được trong thị trường hiệu quả.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Phân tích đầu tư chứng khoán, , NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo