23. Chứng khoán

Tăng vững giá (Hardening) là gì? Đặc điểm

Ảnh minh họa. Nguồn: Blu Family Office.

Tăng vững giá

Khái niệm

Tăng vững giá trong tiếng Anh là Hardening.

Tăng vững giá là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả giá hợp đồng hàng hóa hoặc hợp đồng tương lai đang ổn định hoặc tăng chậm. Nó là thước đo biến động giá hoặc thiếu giá. Giá hàng hóa có xu hướng biến động nhiều hơn so với các khoản đầu tư khác, đặc biệt là trong thời điểm thị trường giá xuống.

Đặc điểm của Tăng vững giá

Tăng vững giá mô tả sự ổn định hoặc tăng giá dần dần trong các hợp đồng hàng hóa hoặc tương lai. Biến động giá cả hàng hóa có thể phát sinh vì một số lí do bao gồm thiếu khối lượng giao dịch, nguồn cung bị suy giảm do thiên tai hoặc can thiệp chính trị. Tất cả các yếu tố này có tác động đến động lực cơ bản của giá cả hàng hóa, đó là Luật cung cầu. Khi nguồn cung và nhu cầu không bằng nhau, giá hàng hóa sẽ dao động. Khi cung và cầu gặp nhau, giá hàng hóa sẽ bền vững.

Hàng hóa ở đây là hàng hóa cơ bản, được tiêu chuẩn hóa, là đầu vào của các sản phẩm tiêu dùng được sản xuất. Các mặt hàng nổi tiếng bao gồm dầu thô, ngô, lúa mì và kim loại quí. Hàng hoá được giao dịch trên một thị trường giao ngay, thanh toán tiền mặt trong vòng một hoặc hai ngày và thông qua các hợp đồng tương lai. 

Tham khảo:   Người môi giới tại sàn (Floor Broker - FB) là ai? Những đặc điểm cần chú ý

Hợp đồng tương lai cho phép các nhà đầu tư đặt cọc hoặc khóa giá hàng hóa tại thời điểm chốt, giống như một hàng rào để bảo vệ chống lại tổn thất do biến động giá không lường trước được trong tương lai hoặc như một khoản đầu cơ thuần túy về biến động giá trong tương lai.

Đòn bẩy và biến động trong hợp đồng tương lai

Nhiều người cho rằng sự gia nhập gần đây của các nhà đầu cơ vào thị trường hàng hóa tương lai đã dẫn đến sự gia tăng biến động giá của các hợp đồng tương lai. Ngược lại, một số nhà nghiên cứu đã kết luận rằng sự thanh khoản mà các nhà giao dịch tương lai mang lại cho thị trường, có tác dụng ổn định hoặc tăng giá đối với giá tương lai. Các nhà nghiên cứu cho rằng thị trường tương lai được coi là không ổn định không phải vì biến động giá, mà vì có rất nhiều đòn bẩy có sẵn cho các nhà giao dịch tương lai.

Đòn bẩy đề cập đến việc sử dụng các khoản vay kí quĩ để đặt giao dịch. Yêu cầu kí quĩ cho giao dịch tương lai thấp hơn nhiều so với cổ phiếu.

Tham khảo:   Thị trường ảm đạm (Dull Market) là gì? Đặc điểm, đầu tư vào thị trường ảm đạm

Yêu cầu kí quĩ vốn thường là 50%, trong khi thường là 5 đến 10% đối với hợp đồng tương lai. Những biến động nhỏ trong giá của hợp đồng tương lai có đòn bẩy cao sẽ có những hậu quả lớn và tiềm ẩn rủi ro không giới hạn. Rủi ro này đặc biệt nghiêm trọng đối với người nắm giữ các hợp đồng ngắn hạn, những người có thể bị buộc phải giao hàng hóa cho người nắm giữ hợp đồng dài hạn với một khoản lỗ đáng kể. 

Tuy nhiên, rủi ro này không phải là sự biến động. Các nhà đầu tư vào thị trường tương lai nên lưu ý rằng, bởi vì các nhà giao dịch có thể thúc đẩy giao dịch của họ ở mức độ cao hơn so với các thị trường khác, nên rủi ro cao có thể tồn tại ngay cả trong điều kiện giá hàng hóa đang tương đối ổn định.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo