23. Chứng khoán

Phá vỡ giả (Fakeout) là gì? Sử dụng nhiều biến số khác nhau để giảm thiểu Phá vỡ giả

Hình minh họa. Nguồn: Ppt-online.org

Phá vỡ giả

Khái niệm

Phá vỡ giả hay còn gọi là Giá phá cản ảo, Bùng nổ giả trong tiếng Anh là Fakeout hoặc fake out.

Phá vỡ giả là một thuật ngữ được sử dụng trong phân tích kĩ thuật để chỉ tình huống một nhà giao dịch sử dụng các dự đoán về tín hiệu giao dịch hay chuyển động giá trong tương lai để nhập một vị thế, nhưng trong thực tế giá chứng khoán không dịch chuyển theo hướng các tín hiệu hay chuyển động giá này mà dịch chuyển theo hướng ngược lại. 

Đặc điểm Phá vỡ giả 

Phá vỡ giả có thể gây ra tổn thất đáng kể cho các nhà phân tích kĩ thuật. 

Do những nhà đầu tư phân tích kĩ thuật này thường sẽ dựa vào các dữ liệu giá chứng khoán trong quá khứ để xác định các hướng dịch chuyển khuôn mẫu của giá trong các điều kiện tương tự. 

Họ dựa vào một chỉ số và các công cụ khác để tránh khỏi việc bị tổn thất quá lớn trong quá trình đầu tư. 

Tuy nhiên, đôi khi dù phân tích kĩ thuật có thể trông không có sai sót, các yếu tố bên ngoài (ngoại tác) vẫn có thể khiến tín hiệu không đi theo hướng nhà phân tích dự báo.     

Các chỉ số thông thường 

Các nhà phân tích kĩ thuật thường dựa trên các mô hình giá trên biểu đồ kĩ thuật để đưa ra những khẳng định khác nhau khi xác định tín hiệu giao dịch.

 – Các chỉ báo Envelope là một trong những chỉ báo giao dịch được các nhà đầu tư tin cậy sử dụng nhất để theo dõi sự chuyển động của mô hình giá chứng khoán trong dài hạn. 

Tham khảo:   Chỉ số thị trường (Market Indicators) là gì? Đặc điểm

Các mô hình giá vẽ ra đường kháng cự và đường hỗ trợ tạo thành một kênh giá giúp xác định phạm vi giá giao dịch một chứng khoán.   

Có một số kênh Envelope nhà đầu tư có thể sử dụng để xác định mô hình kênh giá cho các chỉ báo biên độ giao động giá. Dải bollinger là chỉ báo xu hướng phổ biến nhất.   

Dù giá một chứng khoán thường có xu hướng duy trì trong phạm vi dải giá của nó, nó vẫn có thể phá ngưỡng kháng cự và ngưỡng hỗ trợ và có thể dẫn đến phá vỡ giả.   

 – Các kênh xu hướng giá cũng là một mô hình kênh giá phổ biến tuy nhiên có rủi ro tiềm ẩn cao hơn các chỉ báo Envelope. Các kênh này chỉ tập trung vào xu hướng ngắn hạn của giá chứng khoán và không xem xét sự đảo chiều giá. 

Các kênh xu hướng giá thường trải qua một chu kì bắt đầu với phá vỡ giá (breakout gap), khoảng trống tiếp diễn (runaway gap) và khoảng trống cạn kiệt/ suy kiệt (exhaustion gap). 

Việc phát hiện ra khoảng trống cạn kiệt và vị trí đảo chiều giá tiềm năng có thể tiềm tàng rủi ro phá vỡ giả cao vì nhà đầu tư khó có thể biết chắc chắn khi nào sẽ xảy ra hiện tượng đảo chiều giá.   

Sử dụng nhiều biến số khác nhau 

Do phá vỡ giả có thể gây ra tổn thất tương đối lớn, các nhà giao dịch thường sử dụng nhiều biến trong phân tích trước khi thực hiện quyết định giao dịch. 

Ngoài xác định giá chứng khoán thông qua các mô hình nến và kênh giá, nhà đầu tư cũng xem xét các loại công cụ biến khác. Hai công cụ phổ biến khác có thể hỗ trợ quan sát các thay đổi giá bao gồm độ rộng thị trường (market breadth) và khối lượng giao dịch trên thị trường (market volume). 

Tham khảo:   Phần bù rủi ro (Risk premium) là gì? Công thức xác định phần bù rủi ro

Chỉ báo dao động mcclellan là một công cụ hữu ích để xem xét độ rộng thị trường. Khối lượng giao dịch cũng là một biến số quan trọng có thể khẳng định thêm tín hiệu giao dịch.   

Ngoài các thanh khối lượng trên biểu đồ giá, các chỉ số như mức giá trung bình có trọng số (VWAP), chỉ số PVI và chỉ số NVI cũng rất có ích. 

Nhà giao dịch cũng có thể sử dụng các tin tức thị trường cũng như các biện pháp nghiên cứu định tính và định lượng để hỗ trợ các giao dịch đầu tư.   

Dù sử dụng chỉ báo nào, các nhà phân tích kĩ thuật cũng có thể gặp phải các phá vỡ giả. Để giảm thiểu rủi ro gặp phải phá vỡ giả, nhiều nhà phân tích kĩ thuật thường đưa ra các giới hạn giá trị giao dịch trên mỗi giao dịch của họ. 

Một giới hạn phổ biến cho các giao dịch đầu tư là 2% rủi ro danh mục đầu tư. Các nhà giao dịch kĩ thuật cũng thường đặt các lệnh dừng lỗ ở một mức nhất định để đảm bảo rằng các khoản lỗ được quản lí nếu xảy ra. 

Ý tưởng ở đây là các nhà đầu tư luôn có chuẩn bị trước cho bất kì kết quả tiềm năng nào trước khi thực hiện giao dịch.   

Tham khảo:   Cam kết kì hạn (Forward Commitment) là gì? Cam kết kì hạn và Quyền tài chính

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo