23. Chứng khoán

Mô hình nến xuyên (Piercing Pattern) là gì? Sự hình thành mô hình nến xuyên

Hình minh họa. Nguồn: Youtube.com

Mô hình nến xuyên

Khái niệm

Mô hình nến xuyên hay còn gọi là mô hình nến Đường nhọn trong tiếng Anh là Piercing Pattern.

Mô hình nến xuyên là một mô hình giá hai nến thể hiện một sự đảo chiều giá ngắn hạn tiềm năng từ một xu hướng giảm giá sang một xu hướng tăng giá. 

Mô hình nến xuyên có ngày đầu (hay nến đầu) là nến giảm (nến đỏ), với giá mở cửa gần mức đỉnh và giá đóng cửa gần mức đáy và phạm vi giao dịch trung bình hoặc hơn. 

Khi bắt đầu giao dịch ngày thứ hai, nến sau là nến tăng (hay nến xanh) có giá mở cửa giao dịch ở gần mức đáy và đóng cửa gần mức đỉnh. Tại giá mở cửa nến tăng có một khoảng trống giảm giá so với giá đóng cửa nến đỏ trước đó.   

Nến sau sẽ bao trùm ít nhất một nửa chiều dài bên trên của thân nến đỏ hôm trước hay giá đóng cửa của ngày thứ hai nằm trên ít nhất 50% so với than nến ngày hôm trước. 

Đặc điểm Mô hình nến xuyên

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia.com

Một mô hình nến xuyên kéo dài trong khoảng thời gian hai ngày, trong đó ngày đầu tiên bị ảnh hưởng bởi quyết định của người bán và ngày thứ hai thể hiện những phản hồi bởi lượng người mua giao dịch tích cực trên thị trường. 

Mô hình nến xuyên là một dấu hiệu cho thấy nguồn cung cổ phiếu mà những người bán tham gia thị trường đã cạn kiệt một phần và giá đã bị đẩy xuống thấp đến mức hiện tượng cầu mua cổ phiếu tăng lên được xem là điều hiển nhiên. 

Mô hình này được xem là một chỉ báo đáng tin cậy để dự báo một xu hướng tăng trong ngắn hạn.     

Sự hình thành Mô hình nến xuyên 

Mô hình nến xuyên là một trong một số mô hình nến quan trọng mà các nhà phân tích kĩ thuật thường quan sát thấy trên biểu đồ giá. Mô hình này được hình thành bởi hai nến liên tiếp và có ba đặc điểm quan trọng như sau:    

Tham khảo:   Cảm tính thị trường (Market sentiment) là gì? Đặc điểm

1. Trước mô hình nến xuyên là một xu hướng giảm giá. Dù đây có thể chỉ là một xu hướng giảm ngắn, nhưng nếu đầu xuất hiện sau một xu hướng tăng giá thì nó không phải là một dấu hiệu chỉ báo đảo chiều giá rõ ràng. 

2. Bắt đầu ngày thứ hai xuất hiện một khoảng trống giá xuống thấp hơn. Mô hình nến xuyên chủ yếu quan sát được trong biểu đồ giá các cổ phiếu do chúng có khả năng xuất hiện khoảng trống giá qua đêm, khác với tiền tệ hay các tài sản giao dịch ngắn hạn khác. 

Tuy nhiên, mô hình này vẫn có thể xảy ra với biểu đồ giá của bất kì loại tài sản nào với  khung thời gian hàng tuần.

3. Nến ngày thứ hai hay nến sau phải có giá đóng cửa trên điểm chính giữa của nến đầu. Điều này cho biết lượng người mua áp đảo lượng người bán vào ngày thứ hai. 

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia.com

Nến đầu thường có màu tối hoặc đỏ, biểu diễn một ngày giảm giá (nến giảm) và nến sau thường được biểu diễn bằng màu xanh lá hoặc các màu nhạt biểu diễn một ngày có giá đóng cửa cao hơn so với giá mở cửa giao dịch (nến tăng).

Khi một nhà giao dịch tìm kiếm một sự đảo chiều giá theo xu hướng tăng, tất cả nến đỏ theo sau bởi nến xanh có thể là một dấu hiệu tốt.

Mô hình nến xuyên là một chỉ báo đặc biệt vì thời điểm xuất hiện sự đảo chiều giá có thể gây bất ngờ cho phần lớn những người tham gia thị trường.     

Cách sử dụng Mô hình nến xuyên 

Mô hình nến xuyên được biết đến trong phân tích kĩ thuật là một chỉ báo tiềm năng cho một sự đảo chiều tăng giá. Mô hình này hiếm khi xuất hiện ở dạng nguyên thủy nhất của nó, nhưng có xu hướng rõ rang hơn khi có xu hướng giảm kéo dài hơn trước nó.

Tham khảo:   Mark-down trong chứng khoán là gì? Những điều cần biết về mark-down

Nếu các công cụ phân tích kĩ thuật như RSI, Stochastic hoặc MACD cho thấy sự phân kì tăng giá đồng thời với một mô hình nến xuyên xuất hiện, là một dấu hiệu củng cố khả năng mô hình hai ngày này có ý nghĩa quan trọng.  

Nến xanh của ngày thứ hai hồi phục trở lại từ một khoảng trống giá giảm lên một điểm ít lớn hơn 50% đỉnh giá đóng cửa là một dấu hiệu cho thấy biểu đồ giá đã đạt được mức hỗ trợ mới. 

Điều này xảy ra là do các chuyên gia thị trường hay các nhà tạo lập thị trường đặt giá mở cửa ngày thứ hai thấp hơn mức đóng cửa của ngày hôm trước. 

Khi đó thị trường tại thời điểm mở cửa, lượng người mua giao dịch áp đảo lượng người bán và đảo chiều hành động giá ngay đầu ngày giao dịch.   

Do đó, mô hình nến xuyên được củng cố thêm nếu nó xảy ra tại đường xu hướng hỗ trợ của kênh giá. 

Mô hình nến xuyên và Khoảng trống giảm giá

Mô hình nến xuyên thường chỉ là một tín hiệu cho một sự đảo chiều giá tiềm năng, do đó, các nhà giao dịch theo dõi mô hình nến xuyên nên quan sát một khoảng trống giảm giá. 

Một mô hình nến xuyên theo sau bởi một khoảng trống giảm giá có thể là một sự khẳng định rằng sự đảo chiều giá đang xảy ra.   

Khi xuất hiện sự đảo chiều tăng giá, các nhà giao dịch thường có hai lựa chọn giao dịch sau: mua cổ phiếu để hưởng lợi từ xu hướng tăng giá hoặc mua một quyền chọn bán với giá thực hiện thấp hơn giá thị trường hiện tại.  

Tham khảo:   Cổ phiếu phòng thủ (Defensive Stock) là gì? Ví dụ về cổ phiếu phòng thủ

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo