23. Chứng khoán

Hợp đồng hoán đổi nợ – trái phiếu (Debt For Bond Swap) là gì? Đặc điểm

Hình minh họa. Nguồn: BBVA

Hợp đồng hoán đổi nợ – trái phiếu

Khái niệm

Hợp đồng hoán đổi nợ – trái phiếu trong tiếng Anh là Debt For Bond Swap.

Hợp đồng hoán đổi nợ – trái phiếu là một loại hợp đồng hoán đổi nợ, trong đó hai bên hợp đồng trao đổi một trái phiếu phát hành mới cho một khoản nợ tồn đọng tương đương, và ngược lại. 

Loại trái phiếu phổ biến nhất được sử dụng trong hợp đồng hoán đổi nợ – trái phiếu là trái phiếu có thể thu hồi, vì trái phiếu phải được thu hồi trước khi hoán đổi với một công cụ nợ khác. 

Bản cáo bạch của trái phiếu phải bao gồm thông tin chi tiết về thời gian thu hồi sản phẩm.  

Các giao dịch hợp đồng hoán đổi nợ – trái phiếu diễn ra để nhà đầu tư có thể tận dụng được mức giảm lãi suất khi chi phí vay giảm xuống. Ngoài ra, các nhà đầu tư còn có nhiều lí do khác như thay đổi thuế suất hoặc cho các mục đích xóa thuế.   

Đặc điểm Hợp đồng hoán đổi nợ – trái phiếu  

Hợp đồng hoán đổi nợ – trái phiếu xảy ra khi một công ty, hay cá nhân, thu hồi một trái phiếu đã phát hành trước đó, để đổi lấy một công cụ nợ khác.   

Thông thường, hợp đồng hoán đổi nợ – trái phiếu trao đổi một trái phiếu với trái phiếu khác với các điều khoản có lợi hơn. Trái phiếu thường có các qui tắc nghiêm ngặt liên quan đến kì hạn và lãi suất. 

Tham khảo:   Giá bù trừ (Clearing Price) là gì? Đặc điểm và ví dụ

Do đó, để để phù hợp với đặc thù của loại hợp đồng này, các công ty phát hành trái phiếu có thể gọi được, cho phép nhà phát hành thu hồi trái phiếu bất cứ lúc nào mà không bị phạt hay vi phạm điều khoản hợp đồng.   

Ví dụ, nếu lãi suất tăng, công ty có thể phát hành trái phiếu mới với mệnh giá thấp hơn và rút lại khoản nợ (trái phiếu đã phát hành) hiện tại có mệnh giá cao hơn. 

Sau đó, công ty cũng có thể ghi nhận khoản lỗ phát hành trái phiếu này để được khấu trừ thuế.   

Hợp đồng hoán đổi nợ – trái phiếu và Trái phiếu có thể thu hồi 

Trái phiếu có thể thu hồi là một công cụ nợ trong đó nhà phát hành có quyền trả lại tiền gốc của nhà đầu tư và ngừng thanh toán lãi trước ngày đáo hạn của trái phiếu.   

Nhà phát hành có thể thu hồi một trái phiếu đáo hạn vào năm 2030 ở năm . Trái phiếu có thể thu hồi thường được mua lại với số tiền cao hơn mệnh giá một chút.   

Ví dụ, nếu lãi suất giảm kể từ khi phát hành trái phiếu, công ty phát hành có thể muốn tái tài trợ khoản nợ với lãi suất thấp hơn. Họ thu hồi trái phiếu hiện có và phát hành lại trái phiếu với lãi suất thấp hơn, tiết kiệm tiền của công ty.

Tham khảo:   Quĩ phân bổ tài sản (Asset Allocation Fund) là gì? Các loại Quĩ phân bổ tài sản

Lưu ý trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu đô thị là hai loại trái phiếu có thể thu hồi được.   

Nhìn chung, một hợp đồng hoán đổi nợ – trái phiếu có nghĩa là chủ hợp đồng sẽ phát hành một trái phiếu thứ hai. 

Hợp đồng hoán đổi nợ – trái phiếu được sử dụng phổ biến nhất khi lãi suất giảm. 

Do mối quan hệ nghịch đảo giữa lãi suất và giá trái phiếu, khi lãi suất giảm, công ty phát hành có thể thu hồi trái phiếu gốc với lãi suất cao hơn, và hoán đổi nó với trái phiếu mới phát hành với lãi suất thấp hơn.   

Tuy nhiên, hợp đồng hoán đổi nợ – trái phiếu không yêu cầu phát hành trái phiếu thứ hai, công ty có thể chọn sử dụng một loại công cụ nợ khác để thay thế trái phiếu ban đầu.    

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo