23. Chứng khoán

Đầu tư quốc tế (International Investing) là gì? Lợi ích và rủi ro của đầu tư quốc tế

Hình minh họa. Nguồn: loringward.com

Đầu tư quốc tế

Khái niệm

Đầu tư quốc tế trong tiếng Anh là International Investing.

Đầu tư quốc tế là một chiến lược đầu tư bao gồm việc lựa chọn các công cụ đầu tư toàn cầu vào một phần của danh mục đầu tư. Chiến lược này giúp tăng cường đa dạng hóa và phân tán rủi ro đầu tư giữa các thị trường và công ty nước ngoài.

Lợi ích và rủi ro của đầu tư quốc tế

Lợi ích của đầu tư quốc tế

Đầu tư quốc tế cung cấp cho các nhà đầu tư một hệ thống công cụ đầu tư rộng lớn hơn để lựa chọn cho danh mục đầu tư. Chiến lược này có thể tăng mức độ đa dạng hóa cho các khoản đầu tư và bổ sung thêm những nguồn lợi nhuận mới; và trong một số trường hợp, giúp giảm thiểu một số rủi ro hệ thống liên quan đến các quốc gia và nền kinh tế.

Đầu tư quốc tế thường tăng thêm các công cụ đủ điều kiện cho một danh mục đầu tư, ngoài việc đầu tư trong nước. Một nhà đầu tư có thể tìm đến các lựa chọn đầu tư quốc tế giống với các lựa chọn trong nước họ.

Thị trường đầu tư toàn cầu cung cấp các biến thể của cổ phiếu, trái phiếu và quĩ tương hỗ. Các nhà đầu tư cũng có thể đầu tư vào quyền chọn và hợp đồng tương lai của các loại tài sản và tiền tệ.

Tham khảo:   Tài khoản được quản lí thống nhất (Unified Managed Account - UMA) là gì? Đặc điểm

Rủi ro của đầu tư quốc tế

– Biến động tỉ giá hối đoái

– Thay đổi giá trị thị trường

– Các sự kiện chính trị, kinh tế và xã hội quan trọng

– Thanh khoản thấp

– Ít tiếp cận được các thông tin quan trọng

– Thay đổi trong hoạt động và thủ tục thị trường

Cân nhắc khi đầu tư quốc tế

Các nhà đầu tư sẽ tìm thấy một loạt các lựa chọn đầu tư trên thị trường quốc tế. Nợ chính phủ và các chỉ số vốn chủ sở hữu quốc tế giúp cung cấp nền tảng cho đầu tư quốc tế

Nợ công của chính phủ

Chính phủ phát hành nợ để tài trợ ngân sách tài chính. Nợ công thường được phát hành dưới hình thức trái phiếu với kì hạn và lãi suất khác nhau. Để hiểu rõ hơn về nền kinh tế và rủi ro quốc gia, các nước trên thế giới có thể được phân loại là phát triển, mới nổi hoặc cận biên.

Các quốc gia phát triển là những nền kinh tế tiên tiến nhất thế giới và do đó ít rủi ro hơn. Các thị trường mới nổi và cận biên có rủi ro lớn hơn, nhưng mang lại cơ hội lớn hơn khi nền kinh tế và cơ sở hạ tầng phát triển theo thời gian.

Chỉ số quốc tế

Trong thị trường chứng khoán, có một loạt các chỉ số quốc tế để các nhà đầu tư xem xét và cân nhắc chiến lược đầu tư quốc tế.

Tham khảo:   Phòng vệ giá (Hedge) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

Để đánh giá phơi nhiễm rủi ro thị trường toàn cầu, các nhà đầu tư có thể xem xét các chỉ số thế giới quốc gia. Các chỉ số này bao gồm cổ phiếu từ các quốc gia trên toàn thế giới. Hai ví dụ hàng đầu là FTSE Global All Cap Index và Vanguard Total World Stock Index Fund.

Các chỉ số thị trường phát triển, mới nổi và cận biên cũng giúp chia nhỏ thị trường vốn cổ phần toàn cầu thành ba loại. Cổ phiếu thị trường phát triển thường có rủi ro thấp nhất vì cơ sở hạ tầng thị trường tài chính và thị trường doanh nghiệp tiên tiến hơn. Các thị trường mới nổi và cận biên giới có rủi ro lớn hơn nhưng tiềm năng lợi nhuận cao hơn.

MSCI là một nhà cung cấp chỉ số quốc tế nổi tiếng. Một số chỉ số toàn cầu của công ty này bao gồm:

– Chỉ số EAFE MSCI

– Chỉ số thị trường mới nổi MSCI

– Chỉ số thị trường cận biên MSCI

– Chỉ số thế giới mọi quốc gia MSCI

(Theo investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo