23. Chứng khoán

Trái khoán chuyển đổi hoàn toàn (Fully Convertible Debenture – FCD) là gì?

Hình minh họa: Investopedia

Trái khoán chuyển đổi hoàn toàn

Khái niệm

Trái khoán chuyển đổi hoàn toàn trong tiếng Anh là Fully Convertible Debenture, viết tắt: FCD.

Trái khoán chuyển đổi hoàn toàn là một loại chứng khoán nợ trong đó toàn bộ giá trị được chuyển đổi thành chứng khoán vốn theo thông báo của nhà phát hành. Tỉ lệ chuyển đổi được quyết định bởi nhà phát hành khi trái khoán được phát hành. Khi chuyển đổi, các nhà đầu tư trở thành cổ đông của công ty.

Nội dung

Trái khoán là một công cụ nợ trung và dài hạn được sử dụng bởi các công ty lớn để vay tiền với lãi suất cố định. Tuy nhiên, trái khoán không có tài sản thế chấp được cam kết để đảm bảo cho các khoản thanh toán lãi và trả nợ gốc.

Nó dựa vào hồ sơ tín dụng của tổ chức phát hành. Nếu công ty vỡ nợ hoặc phá sản, chủ nợ sẽ chỉ lấy lại tiền đã đầu tư sau khi tất cả các chủ nợ có bảo đảm được thanh toán.

Tại thời điểm phát hành, tổ chức ủy thác nêu rõ thời gian chuyển đổi, tỉ lệ chuyển đổi và giá chuyển đổi:

– Thời gian chuyển đổi là khoảng thời gian tổ chức phát hành có thể thực hiện quyền chuyển đổi chứng khoán.

– Tỉ lệ chuyển đổi là số lượng cổ phiếu nhận được từ mỗi trái khóa chuyển đổi thành và có thể được biểu thị trên mỗi trái khoán hoặc trên 100 trái khoán.

– Giá chuyển đổi là giá mà tại đó các chủ nợ có thể chuyển đổi chứng khoán nợ của họ thành cổ phiếu. Giá thường cao hơn giá thị trường hiện tại của cổ phiếu.

Tham khảo:   Tỷ giá giao ngay (Spot Rate) là gì? Đặc điểm và ví dụ

Phân biệt trái khoán chuyển đối hoàn toàn và các công cụ nợ khác

Sự khác biệt chính giữa FCD và hầu hết các trái khoán có thể chuyển đổi khác là công ty phát hành buộc chuyển đổi trái khoán thành vốn chủ sở hữu. Với các loại chứng khoán chuyển đổi khác, chủ sở hữu trái khoán có quyền chọn có chuyển đổi hoặc không chuyển đổi.

Không giống như các công cụ nợ thuần túy, chẳng hạn như trái phiếu doanh nghiệp, FCD không gây rủi ro tín dụng cho công ty phát hành vì cuối cùng FCD chuyển đổi thành vốn chủ sở hữu.

Đối với FCD, toàn bộ giá trị được chuyển đổi thành chứng khoán vốn. Trong khi đó, trái khoán chuyển đổi một phần (Partly Convertible Debenture – PCD) liên quan đến việc công ty phát hành mua lại một phần giá trị của chứng khoán bằng tiền mặt, phần còn lại chuyển thành vốn chủ sở hữu.

Lợi ích của trái khoán chuyển đổi hoàn toàn

Đối với chủ sở hữu trái khoán

FCD giúp các nhà đầu tư tham gia vào sự phát triển của một công ty trong khi giảm rủi ro ngắn hạn. Trong những năm trước khi chuyển đổi, chủ sở hữu FCD được quyền nhận một dòng tiền thanh toán lãi. Mặc dù thường thấp hơn trái khoán không chuyển đổi nhưng các khoản thanh toán này được thanh toán trước cổ tức dành cho các cổ đông.

Ngoài ra, đối với các khoản đầu tư dài hạn tương đối kém thanh khoản, quyền chuyển đổi có thể là một lợi thế đáng kể.

Đối với công ty phát hành

FCD có thể giúp công ty phát hành tồn tại trong tình hình tài chính khó khăn. Nếu công ty phát hành một số lượng lớn các khoản nợ không thể chuyển đổi, đến khi hết hạn, công ty có thể phải đối mặt với khủng hoảng tín dụng nếu có suy thoái kinh tế. Với các khoản nợ chuyển đổi hoàn toàn, công ty tránh được việc phải trả tiền để trả nợ gốc.

Tham khảo:   Quĩ thị trường tiền tệ (Money Market Fund) là gì? Lợi ích và hạn chế của quĩ thị trường tiền tệ

Hạn chế của trái khoán chuyển đổi hoàn toàn

– Nhược điểm rõ ràng nhất của FCD cho các nhà đầu tư là các công ty phát hàng có khả năng buộc chuyển đổi vào những thời điểm có lợi cho các cổ đông hiện tại thay vì các nhà đầu tư FCD.

Giả sử rằng công ty ủy thác xác định rằng công ty phát hành có quyền chuyển đổi FCD thành vốn chủ sở hữu ở mức cao hơn 50% so với giá hiện tại trong 5 năm tới.

Nếu giá cổ phiếu giảm 50% do hoạt động kinh doanh kém, thì công ty có thể cần cải thiện dòng tiền càng sớm càng tốt. Các nhà đầu tư FCD có thể sẽ bị buộc phải chuyển đổi với một khoản lỗ đáng kể ngay sau 5 năm.

– Mặt khác, các cổ đông hiện tại sẽ không muốn pha loãng vốn chủ sở hữu nếu giá cổ phiếu cao hơn khi công ty hoạt động kinh doanh tốt.

Công ty có thể trì hoãn chuyển đổi càng lâu càng tốt, cho đến khi có nhu cầu cải thiện dòng tiền phát sinh trong thời kì suy thoái. Tại thời điểm đó, giá cổ phiếu có khả năng thấp hơn, hạn chế lợi nhuận đạt được của những người nắm giữ chuyển đổi hoàn toàn.

Tham khảo:   Thị trường trái phiếu (Bond markets) là gì? Các loại thị trường trái phiếu

(Nguồn tham khảo: Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc