25. Kế toán - Kiểm toán

Chi phí liên quan (Relevant Cost) là gì? Một số loại quyết định về chi phí liên quan

Hình minh họa. Nguồn: vectorstock.com

Chi phí liên quan

Khái niệm

Chi phí liên quan trong tiếng Anh là Relevant Cost.

Chi phí liên quan là một thuật ngữ kế toán quản trị, mô tả các chi phí có thể tránh được và chỉ phát sinh khi đưa ra các quyết định kinh doanh cụ thể. 

Khái niệm chi phí liên quan được sử dụng để loại bỏ dữ liệu không cần thiết có thể làm phức tạp hóa quá trình ra quyết định. Ví dụ, chi phí liên quan được sử dụng để xác định nên bán hay giữ một bộ phận kinh doanh. 

Trái ngược với chi phí liên quan là chi phí chìm, là chi phí đã được phát sinh bất kể kết quả của quyết định hiện tại là gì.

Ví dụ về chi phí liên quan

Giả sử một hành khách chạy gấp đến quầy bán vé để mua vé cho chuyến bay khởi hành sau 25 phút. Hãng hàng không cần xem xét các chi phí liên quan để đưa ra quyết định về giá vé. Hầu như tất cả các chi phí liên quan đến việc bổ sung thêm một hành khách đều đã phát sinh, bao gồm nhiên liệu máy bay, phí vào cổng sân bay và tiền lương cho toàn bộ phi hành đoàn trên máy bay. 

Do các chi phí này đã phát sinh, chúng là chi phí chìm hoặc chi phí không liên quan. Chi phí bổ sung duy nhất là chi phí lao động để xếp đặt hành lí hành khách và bất kì bữa ăn hay thực phẩm nào được phục vụ giữa chuyến bay, vì vậy quyết định của hãng hàng không về giá vé bán vào những phút cuối chỉ dựa trên một vài chi phí nhỏ.

Tham khảo:   Trị số cơ bản chưa điều chỉnh (Unadjusted Basis) là gì? Ví dụ về trị số cơ bản chưa điều chỉnh

Một số loại quyết định về chi phí liên quan

Tiếp tục hoạt động so với đóng cửa một bộ phận kinh doanh

Một quyết định lớn đối với người quản lí là liệu có nên đóng cửa một đơn vị kinh doanh hay để nó tiếp tục vận hành, và các chi phí liên quan là cơ sở cho quyết định đó. 

Giả sử một chuỗi các cửa hàng bán lẻ đồ thể thao đang xem xét đóng cửa một nhóm cửa hàng phục vụ cho thị trường thể thao ngoài trời. Các chi phí  liên quan là các chi phí có thể được loại bỏ khi chúng ngừng hoạt động, doanh thu bị mất khi các cửa hàng đóng cửa. Nếu chi phí cần loại bỏ lớn hơn doanh thu bị mất, các cửa hàng ngoài trời nên bị đóng cửa.

Quyết định tự sản xuất hay mua ngoài

Quyết định tự sản xuất hay mua ngoài thường là một vấn đề đối với một công ty cần các bộ phận cấu thành để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Ví dụ, một nhà sản xuất đồ nội thất đang xem xét một nhà cung cấp bên ngoài để lắp ráp và nhuộm các tủ gỗ, sau đó sẽ được hoàn thiện tại nhà máy công ty bằng cách thêm tay cầm và các chi tiết khác. 

Tham khảo:   Giá trị thuần có thể thực hiện được (Net Realizable Value - NRV) là gì?

Các chi phí có liên quan trong quyết định này là chi phí biến đổi mà nhà sản xuất phải chịu để làm tủ gỗ và giá phải trả cho nhà cung cấp bên ngoài. Nếu bên cung cấp có thể cung cấp bộ phận cấu thành với chi phí thấp hơn, nhà sản xuất đồ nội thất sẽ chọn thuê ngoài.

Sản xuất cho một đơn hàng đặc biệt

Một đơn đặt hàng đặc biệt là đơn hàng được khách hàng đặt hàng gần cuối tháng, và các hàng hóa bán được trước đó đã trang trải đủ chi phí sản xuất cố định trong tháng. 

Nếu khách hàng muốn báo giá cho một đơn đặt hàng đặc biệt, ban quản lí chỉ xem xét các chi phí biến đổi để sản xuất hàng hóa, cụ thể là chi phí nguyên vật liệu và nhân công. Chi phí cố định như tiền thuê nhà xưởng hoặc lương nhân viên quản lí là chi phí không liên quan, bởi vì công ty đã trả đủ cho những chi phí này bằng doanh thu thu được trước đó.

(Theo investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo