25. Kế toán - Kiểm toán

Giá vốn hàng bán (Cost of goods sold) là gì? Tính giá vốn hàng bán như thế nào?

Ảnh minh họa (Nguồn: trungtamdaotaoketoan.edu.vn)

Giá vốn hàng bán (Cost of goods sold)

Giá vốn hàng bán trong tiếng Anh gọi là cost of goods sold.

Giá vốn hàng bán (COGS) đề cập đến chi phí trực tiếp phát sinh từ việc sản xuất hàng hóa bán trong một công ty. Số tiền này bao gồm chi phí của các vật liệu được sử dụng để tạo ra hàng hóa cùng với chi phí lao động trực tiếp được sử dụng để sản xuất hàng hóa. Giá vốn hàng bán không bao gồm các chi phí gián tiếp, chẳng hạn như chi phí phân phối và chi phí lực lượng bán hàng.

Giá vốn hàng bán còn được gọi là “chi phí bán hàng”.

Tính giá vốn hàng bán như thế nào mới đúng?

Công thức chung đơn giản nhất để tính giá vốn hàng bán là:

Giá vốn hàng bán = giá trị hàng tồn kho đầu kì + P + giá trị hàng tồn kho cuối kì

Trong đó:

P: Mua vào trong kì

Tuy nhiên, khi tính toán giá vốn hàng bán trong thực tế, công thức này có nhiều sự thay đổi tùy vào mỗi phương pháp tính trong kế toán. Dưới đây là một số công thức kế toán phổ biến để tính giá vốn hàng bán.

Tham khảo:   Hệ thống kiểm soát nội bộ (Internal control system) là gì? Mục đích và hạn chế

Công thức FIFO (First In First Out)

Công thức này dựa trên phương pháp nhập trước xuất trước, những đơn hàng nào được nhập vào sớm nhất thì sẽ được bán ra đầu tiên với đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Công thức FIFO thường sẽ phù hợp với các mặt hàng có hạn sử dụng, hoặc các loại hàng điện máy, máy tính, điện thoại…. vì những mặt hàng này không thể lưu trữ lâu trong kho, cần phải xuất sớm.

Vì giá hàng hóa có xu hướng tăng theo thời gian nên một công ty sử dụng phương pháp FIFO sẽ bán sản phẩm rẻ nhất của mình trước tiên. Giá vốn hàng bán theo phương pháp FIFO thường thấp hơn giá vốn hàng bán được ghi trong LIFO. Do đó, thu nhập ròng sử dụng phương pháp FIFO tăng theo thời gian.

Công thức LIFO (Last In First Out)

Ngược với FIFO, công thức LIFO dựa trên phương pháp nhập sau xuất trước, những mặt hàng được nhập vào sau cùng sẽ được bán ra đầu tiên. Công thức này thường được áp dụng cho các mặt hàng thời trang như quần áo giày dép, do các mặt hàng này dễ bị lỗi thời khi để tồn kho nên cần được ưu tiên xuất trước.

Tham khảo:   Dòng chi phí (Flow of Costs) trong doanh nghiệp sản xuất là gì? Đặc điểm và ví dụ

Công thức bình quân gia quyền

Theo công thức này, giá trung bình của tổng hàng hóa trong kho, bất kể ngày nhập, sẽ được sử dụng để định giá hàng hóa bán ra. Cách tính này giúp ngăn ngừa tình trạng giá vốn hàng bán bị ảnh hưởng bởi những đợt hàng nhập với số lượng và giá trị lớn.

Đây cũng là phương pháp tính giá vốn hàng bán phổ biến nhất mà các phần mềm tân tiến ngày nay đang áp dụng.

(Nguồn: Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo