25. Kế toán - Kiểm toán

Tài sản thanh khoản (Liquid Asset) là gì? Đặc điểm và phân loại

(Ảnh minh họa: Wallstreetmojo)

Tài sản thanh khoản

Khái niệm

Tài sản thanh khoản trong tiếng Anh là Liquid Asset.

Tài sản thanh khoản là tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt trong một khoảng thời gian ngắn, bao gồm những thứ như tiền mặt, các công cụ thị trường tiền tệ và các chứng khoán trên thị trường.

Cả cá nhân và doanh nghiệp đều có thể quan tâm đến việc theo dõi tài sản lưu động chiếm một phần giá trị ròng tài sản.

Đối với mục đích kế toán tài chính, một tài sản thanh khoản của công ty được báo cáo trên bảng cân đối kế toán là tài sản lưu động (Current assets).

Đặc điểm của Tài sản thanh khoản

Tài sản thanh khoản là tiền mặt hoặc tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt.

Về mặt thanh khoản, tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất vì đó là mục tiêu cuối cùng của mọi người.

Tài sản có thể được chuyển đổi thành tiền mặt trong một thời gian ngắn cũng tương tự như tiền mặt vì chủ sở hữu tài sản có thể nhanh chóng và dễ dàng nhận được tiền mặt trong một trao đổi giao dịch.

Tài sản thanh khoản thường được xem là tiền mặt và có thể được gọi là các khoản tương đương tiền vì chủ sở hữu tin rằng tài sản có thể dễ dàng đổi thành tiền mặt bất cứ lúc nào.

Nói chung, phải có những điều kiện để tài sản thanh khoản được coi là có tính thanh khoản. Tài sản thanh khoản phải ở trong một thị trường thanh khoản, với một số lượng lớn người mua sẵn có. Quyền sở hữu phải đảm bảo và dễ dàng chuyển đổi. Trong một số trường hợp, thời gian chuyển đổi thành tiền mặt sẽ khác nhau.

Các tài sản có tính thanh khoản cao nhất là tiền mặt và chứng khoán vì chúng có thể được giao dịch ngay lập tức để đổi lấy tiền mặt.

Các công ty cũng có thể tìm đến các tài sản với khả năng chuyển đổi thành tiền mặt là bằng hoặc ít hơn một năm dưới dạng thanh khoản. Các tài sản này được gọi là tài sản lưu động của công ty. Nhờ đó mà phạm vi tài sản thanh khoản mở rộng hơn, bao gồm các khoản phải thu và hàng tồn kho.

Nhìn chung, tài sản lưu động rất quan trọng đối với các cá nhân và doanh nghiệp vì chúng là nguồn tiền mặt đầu tiên được sử dụng để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán.

Bảng cân đối kế toán

Tham khảo:   Kế toán hành chính sự nghiệp là gì? Nhiệm vụ

Trong kế toán tài chính, bảng cân đối kế toán chia tài sản thanh khoản thành tài sản lưu động và tài sản dài hạn với phương pháp phân cấp theo thanh khoản.

Tài sản lưu động của công ty là tài sản mà một công ty mong muốn chuyển đổi tiền mặt trong thời hạn một năm. Tài sản lưu động có các khung thời gian chuyển đổi thanh khoản khác nhau tùy thuộc vào loại tài sản. Tiền mặt được coi là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất.

Tiền mặt là tiền hợp pháp mà một cá nhân hoặc công ty có thể sử dụng để thanh toán các nghĩa vụ trách nhiệm. Các khoản tương đương tiền và chứng khoán có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong một thời gian rất ngắn, thường ngay lập tức trên thị trường mở. Các tài sản lưu động khác cũng có thể bao gồm các khoản phải thu và hàng tồn kho.

Trên bảng cân đối kế toán, tài sản trở nên ít thanh khoản hơn theo hệ thống phân cấp của chúng. Như vậy, phần tài sản dài hạn của bảng cân đối kế toán bao gồm các tài sản không thanh khoản. Những tài sản này dự kiến sẽ chuyển đổi thành tiền mặt trong một năm trở lên. Đất đai, đầu tư bất động sản, thiết bị và máy móc được coi là loại tài sản không thanh khoản vì phải mất nhiều năm để chuyển đổi thành tiền mặt hoặc hoàn toàn không thể chuyển đổi thành tiền mặt.

Nhiều tài sản dài hạn, không có tính thanh khoản thường đòi hỏi phải xem xét khấu hao vì chúng không dễ dàng được bán để đổi thành tiền mặt và giá trị của chúng bị hao mòn trong khi quá trình sử dụng.

Ví dụ về Tài sản thanh khoản

Ví dụ về tài sản thanh khoản được nắm giữ bởi cả cá nhân và doanh nghiệp bao gồm:

– Tiền mặt

– Tài sản thị trường tiền tệ

– Chứng khoán vốn trên thị trường

– Chứng khoán nợ trên thị trường

– Kho bạc nhà nước đáo hạn trong vòng một năm hoặc giao dịch tích cực trên thị trường thứ cấp

– Các quĩ tương hỗ

– Các quĩ đầu tư ETF

– Khoản phải thu

– Hàng tồn kho

Phân tích Tài sản thanh khoản

Trong kinh doanh, tài sản thanh khoản rất quan trọng để quản lí hiệu suất nội bộ và các báo cáo bên ngoài. Một công ty có nhiều tài sản thanh khoản hơn có khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ lớn hơn khi đến hạn.

Tham khảo:   Rủi ro của thủ tục phân tích là gì? Tỉ suất kiểm soát

Các công ty có các chiến lược quản lí lượng tiền mặt trên bảng cân đối kế toán để thanh toán hóa đơn và quản lí các khoản chi tiêu cần thiết.

Các ngành như ngân hàng có một lượng tiền và các khoản tương đương tiền cần thiết mà công ty phải nắm giữ để tuân thủ các qui định của ngành.

Có một số tỉ lệ quan trọng các nhà phân tích sử dụng để phân tích tính thanh khoản, thường được gọi là tỉ lệ khả năng thanh toán. Hai trong số những tỉ lệ phổ biến nhất là tỉ lệ thanh toán nhanh (Quick ratio) và tỉ lệ thanh toán ngắn hạn (Curent ratio).

Thị trường thanh khoản và thị trường không thanh khoản

Cả cá nhân và doanh nghiệp đều phải đối mặt với thị trường thanh khoản và thị trường không thanh khoản.

Tiền mặt có tính thanh khoản cao và tiền mặt phân tách sự khác biệt của thị trường thanh khoản và không thanh khoản, nhưng cũng có thể có một số cân nhắc khác.

Tài sản thanh khoản phải có một thị trường được thiết lập trong đó có đủ người mua và người bán tồn tại để tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt.

Giá thị trường của tài sản cũng không nên thay đổi quá nhiều để không dẫn đến thanh khoản ít hơn hoặc tính thanh khoản cao hơn cho những người tham gia thị trường theo sau.

Thị trường chứng khoán là một ví dụ về thị trường thanh khoản vì số lượng lớn người mua và người bán dẫn đến việc chuyển đổi có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt.

Thanh khoản có thể thay đổi theo tùy loại chứng khoán, dựa trên vốn hóa thị trường và giao dịch khối lượng cổ phiếu trung bình.

Thị trường ngoại hối được coi là thị trường thanh khoản cao nhất trên thế giới vì nó tổ chức trao đổi hàng nghìn tỉ USD mỗi ngày, khiến không một cá nhân nào ảnh hưởng đến tỉ giá hối đoái.

Các thị trường thanh khoản khác bao gồm thị trường hàng hóa và thị trường nợ thứ cấp.

Thị trường không thanh khoản

Thị trường không thanh khoản có những ràng buộc riêng. Những yếu tố này có thể quan trọng đối với các cá nhân và nhà đầu tư khi phân bổ tài sản thanh khoản so với tài sản không thanh khoản và đưa ra các quyết định đầu tư.

Ví dụ, một chủ sở hữu bất động sản có thể muốn bán một tài sản để trả các nghĩa vụ nợ. Thanh khoản bất động sản có thể thay đổi tùy thuộc vào tài sản và thị trường nhưng nó không phải là một thị trường thanh khoản cao như chứng khoán.

Tham khảo:   Vòng quay tiền mặt (Cash Conversion Cycle - CCC) là gì?

Như vậy, chủ sở hữu tài sản có thể cần phải chấp nhận một mức giá thấp hơn để bán được tài sản một cách nhanh chóng. Việc bán nhanh có thể có một số tác động tiêu cực đến thanh khoản thị trường nói chung.

Một loại tài sản không có tính thanh khoản gây tranh cãi khác có thể bao gồm thu nhập cố định của cá nhân, có thể được thanh lí hoặc giao dịch nhưng ít chủ động hơn.

Nhìn chung, trong việc xem xét các tài sản không thanh khoản, các nhà đầu tư thường áp dụng một số loại phí bảo hiểm thanh khoản đòi hỏi lợi suất và lợi nhuận cao hơn cho rủi ro thanh khoản.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo