25. Kế toán - Kiểm toán

Kế toán nghiệp vụ tín dụng (Credit Professional Accounting) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: Telegrafi)

Kế toán nghiệp vụ tín dụng (Credit Professional Accounting)

Khái niệm

Kế toán nghiệp vụ tín dụng trong tiếng Anh gọi là Credit Professional Accounting.

Kế toán nghiệp vụ tín dụng là công việc ghi chép, phản ánh tổng hợp một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản tín dụng trong tất cả các khâu từ giải ngân, thu nợ, thu lãi và theo dõi dư nợ toàn bộ quá trình cấp tín dụng của ngân hàng thương mại.

Trên cơ sở đó để giám đốc chặt chẽ toàn bộ số tiền đã cấp tín dụng cho khách hàng đồng thời làm tham mưu cho nghiệp vụ tín dụng.

Nhiệm vụ của kế toán tín dụng

– Tổ chức ghi chép phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản cho vay, thu nợ, theo dõi dư nợ, chuyển nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro qua đó hình thành thông tin kế toán phục vụ quản lí tín dụng. Bảo vệ an toàn vốn cho vay

– Tính và thu lãi cho vay chính xác, đầy đủ, kịp thời

– Giám sát tình hình tài chính của khách hàng thông qua hoạt động của tài khoản tiền gửi và tài khoản cho vay. Phát hiện kịp thời những khách hàng có khả năng tài chính không lành mạnh mạnh trên cơ sở đó tham mưu cho cán bộ tín dụng để có biện pháp xử lí kịp thời

Chứng từ sử dụng trong kế toán nghiệp vụ tín dụng

Chứng từ gốc

– Giấy đề nghị vay vốn 

– Hợp đồng tín dụng

– Giấy tờ khác: Hợp đồng cầm cố thế chấp, biên bản thẩm định,…

 Chứng từ ghi sổ

– Nếu cho vay bằng tiền mặt: Dùng giấy xin lĩnh tiền mặt

– Nếu cho vay bằng chuyển khoản tiền vay chuyển thẳng vào tài khoản của người cung cấp) thì dùng các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt như uỷ nhiệm chi, thẻ thanh toán

– Trường hợp ngân hàng chủ động trích tài khoản tiền gửi của người vay để thu nợ, thu lãi đến hạn thì dùng phiếu chuyển khoản và bảng kê tính lãi hàng tháng

Tham khảo:   Tổ chức bộ máy kiểm toán là gì? Nguyên tắc và nhiệm vụ

Tài khoản dùng trong kế toán nghiệp vụ tín dụng

TK 20 – Cấp tín dụng cho các tổ chức tín dụng khác

TK 21 – Cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước 

TK 211 – Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam 

TK 212 – Cho vay trung hạn bằng đồng Việt Nam 

TK 213 – Cho vay dài hạn bằng đồng Việt Nam 

TK 214 – Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ và vàng 

TK 215 – Cho vay trung hạn bằng ngoại tệ và vàng

TK 216 – Cho vay dài hạn bằng ngoại tệ và vàng 

TK 22 – Chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước

TK 221 – Chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam

TK 222 – Chiết khấu Công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá bằng ngoại tệ

TK 23 – Cho thuê tài chính

TK 231 Cho thuê tài chính bằng đồng Việt Nam

TK 232 Cho thuê tài chính bằng ngoại tệ

TK 24 – Trả thay bảo lãnh

TK 241 – Các khoản trả thay khách hàng bằng đồng Việt Nam

TK 242 – Các khoản trả thay khách hàng bằng ngoại tệ 

Nhóm các tài khoản nội bảng khác trong kế toán nghiệp vụ tín dụng:

TK 209 – 289 – Dự phòng rủi ro 

TK 281 – Các khoản nợ chờ xử lí đã có tài sản xiết nợ, gán nợ 

TK 359 – Các khoản khác phải thu 

TK 37 – Mua nợ 

TK 379 – Dự phòng rủi ro 

TK 381 – Chuyển vốn để cấp tín dụng hợp vốn

TK 481 – Nhận vốn để cấp tín dụng hợp vốn 

TK 383 – Đầu tư vào các thiết bị cho thuê tài chính

Tham khảo:   Kế toán hàng tồn kho (Inventory Accounting) là gì? Cách thức hoạt động và ưu điểm

TK 387 – Tài sản thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm đã chuyển quyền sở hữu cho tổ chức tín dụng chờ xử lí

TK 394 – Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng 

TK 395- Lãi phải thu từ nghiệp vụ mua nợ 

TK 458 – Chênh lệch mua bán nợ chờ xử lí

TK 459 – Các khoản chờ thanh toán khác

TK 4591 – Tiền thu từ việc bán nợ, tài sản bảo đảm nợ hoặc khai thác tài sản bảo đảm nợ

TK 488 – Doanh thu cho phân bố 

TK 702 – Thu lãi cho vay 

TK 704 – Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh 

TK 705 – Thu lãi cho thuê tài chính 

TK 706 – Thu lãi từ nghiệp vụ mua trang 

TK 717 – Thu phí nghiệp vụ chiết khấu 

TK 79 – Thu nhập khác 

TK 882 – Chị dự phòng 

TK 89 – Chi phí khác 

Các tài khoản Ngoại bảng:

TK 951 – Tài sản dùng để cho thuê tài chính đang quản lí tại công ty

TK 952 – Tài sản dùng để cho thuê tài chính đang giao khách hàng thuê

TK 94 – Lãi cho vay và phí phải thu chưa thu được

TK 97 – Nợ khó đòi đã xử lí

TK 981 – Nghiệp vụ mua bán nợ

TK 982 – Cho vay theo hợp đồng hợp vốn

TK 994 – Tài sản, giấy tờ có giá của khách hàng đưa thế chấp, cầm cố.

TK 995 – Tài sản gắn, xiết nợ chờ xử lí

TK 996 – Các giấy tờ có giá đi vay, giấy tờ có giá của khách hàng đưa chiết khấu, tái chiết khấu đã chuyển quyền sở hữu đem đi sử dụng.

Nhóm các tài khoản cam kết bảo lãnh 

TK 92 – Các văn bản, chứng từ cam kết đưa ra

TK 921 – Cam kết bảo lãnh vay vốn

TK 922 – Cam kết bảo lãnh thanh toán 

TK 924 – Cam kết cho vay không hủy ngang 

Tham khảo:   Nguyên tắc kế toán (Accounting Principles) là gì? Hiểu về nguyên tắc kế toán

TK 925 – Cam kết trong nghiệp vụ L/C

TK 926 – Cam kết bảo lãnh thực hiện hợp đồng 

TK 927 – Cam kết bảo lãnh dự thầu

TK 928 – Cam kết bảo lãnh khác

(Tài liệu tham khảo, Sách chuyên khảo Kế toán Ngân hàng, Học viện Ngân hàng, NXB Tài Chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo