25. Kế toán - Kiểm toán

Thông tin kế toán (Accounting information) là gì? Yêu cầu đối với thông tin kế toán

Kì kế toán (Accounting period) (1)

Hình minh họa

Thông tin kế toán (Accounting information)

Định nghĩa

Thông tin kế toán trong tiếng Anh là Accounting information. Thông tin kế toán là các dữ liệu về giao dịch của các thực thể kinh doanh.

Yêu cầu đối với thông tin kế toán

Tính tin cậy

– Tính tin cậy là tiêu chuẩn định tính đầu tiên mà thông tin kế toán cần phải có nhằm đảm bảo cho người sử dụng thông tin có thể ra được các quyết định đúng đắn, hiệu quả và khả thi.

Thông tin kế toán thỏa mãn tiêu chuẩn tin cậy khi đáp ứng được các yêu cầu: trung thực và khách quan; trung lập; thận trọng và thẩm định được.

(1) Trung thực và khách quan

– Trung thực và khách quan có nghĩa là phản ánh đúng bản chất kinh tế của các đối tượng quản lí kinh tế và các giao dịch. 

– Bản chất kinh tế được coi trọng hơn hình thức pháp lí. Trong trường hợp xảy ra xung đột giữa hình thức pháp lí và bản chất kinh tế của một giao dịch, kế toán sẽ ưu tiên ghi nhận theo bản chất kinh tế của giao dịch đó.

(2) Trung lập

– Thông tin kế toán thỏa mãn nhu cầu thông tin chung cho các đối tượng sử dụng phải đảm bảo tính trung lập, có nghĩa là việc thu nhận, xử lí và cung cấp thông tin kế toán không được thiên vị lợi ích của bất kì một hay một nhóm đối tượng sử dụng nào.

Tham khảo:   Ủy ban giám sát kế toán công ty đại chúng (Public Company Accounting Oversight Board - PCAOB) là gì?

(3) Thận trọng

– Một hệ thống kế toán đảm bảo tính thận trọng sẽ tin cậy hơn một hệ thống kế toán không thận trọng, bởi nó giảm thiểu rủi ro cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán trong việc ra quyết định kinh tế.

(4) Kiểm chứng (thẩm định) được

– Tính tin cậy của thông tin kế toán phải đảm bảo khả năng thẩm định được.

Ví dụ: Tính trung thực và khách quan của thông tin kế toán trước hết phải có bằng chứng để xác minh như: Các chứng cứ hợp pháp, hợp lí cho thông tin ban đầu về các giao dịch xảy ra…

Tính hữu ích

Thông tin kế toán thỏa mãn yêu cầu về tính tin cậy nhưng chưa chắc đã là hữu ích đối với người sử dụng.

– Tính hữu ích được hiểu là khả năng thỏa mãn tối đa nhu cầu thông tin kế toán cho đối tượng sử dụng nhất định trong việc ra quyết định kinh tế cụ thể.

– Thông tin kế toán đảm bảo tính hữu ích khi đáp ứng được các tiêu chuẩn: tính kịp thời, tính đầy đủ và dễ hiểu, có giá trị so sánh, đánh giá quá khứ và dự đoán tương lai, tính hiệu quả.

(1) Kịp thời

+ Thông tin kế toán là cơ sở để ra quyết định kinh tế do đó phải đảm bảo tính kịp thời.

Tham khảo:   Số dư đảm phí (Contribution margin) là gì? Bản chất và cách xác định

(2) Đầy đủ và dễ hiểu

+ Tính đầy đủ biểu hiện ở việc phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế – tài chính, không được bỏ sót bất cứ nghiệp vụ nào.

+ Thông tin kế toán phải được cung câp dưới dạng dễ đọc và dễ hiểu, đảm bảo người có trình độ và hiểu biết kế toán ở mức trung bình có thể đọc và hiểu các thông tin kế toán cơ bản.

(3) Có giá trị so sánh, đánh giá quá khứ và dự đoán tương lai

+ Có giá trị so sánh: Việc so sánh thường được thực hiện giữa thực tế và kế hoạch cùng kì; giữa thực tế kì báo cáo so với kì trước; giữa các đơn vị cùng loại trong cùng kì…

+ Đánh giá quá khứ và dự đoán tương lai: Thông tin kế toán phải đảm bảo có giá trị đánh giá quá khứ và dự đoán tương lai.

(4) Hiệu quả (cân đối giữa lợi ích và chi phí)

+ Tính hiệu quả đặt ra yêu cầu chi phí thu thập, xử lí, cung cấp thông tin kế toán phải nhỏ hơn giá trị mà thông tin đó mang lại cho người sử dụng.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Nguyên lí kế toán, NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo