25. Kế toán - Kiểm toán

Doanh nghiệp kiểm toán (Audit Firms) là gì?

Top 4 doanh nghiệp kế – kiểm. Nguồn: Financial Time

Doanh nghiệp kiểm toán

Khái niệm

Doanh nghiệp kiểm toán trong tiếng Anh là Audit firms

Doanh nghiệp kiểm toán là doanh nghiệp có đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo qui định của Luật Kiểm toán độc lập 2011 và các qui định khác của pháp luật có liên quan.

Phân loại doanh nghiệp kiểm toán

Các loại doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam bao gồm: 

1. Các loại doanh nghiệp sau đây được kinh doanh dịch vụ kiểm toán:

a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

b) Công ty hợp danh;

c) Doanh nghiệp tư nhân.

2. Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam được kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo qui định của pháp luật.

3. Doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì không được sử dụng cụm từ “kiểm toán” trong tên gọi.

4. Doanh nghiệp kiểm toán không được góp vốn để thành lập doanh nghiệp kiểm toán khác, trừ trường hợp góp vốn với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài để thành lập doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam.

Quyền của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam

1. Doanh nghiệp kiểm toán có các quyền sau đây:

Tham khảo:   Đánh giá rủi ro kiểm toán (Audit risk assessment) là gì? Các loại rủi ro

a) Cung cấp các dịch vụ:

– Các dịch vụ kiểm toán, gồm kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và công việc kiểm toán khác;

– Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính, thông tin tài chính và dịch vụ bảo đảm khác.

Ngoài các dịch vụ qui định trên, doanh nghiệp kiểm toán được đăng kí thực hiện các dịch vụ sau đây:

– Tư vấn kinh tế, tài chính, thuế;

– Tư vấn quản lí, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp;

– Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị của doanh nghiệp, tổ chức;

– Dịch vụ kế toán theo qui định của pháp luật về kế toán;

– Thẩm định giá tài sản và đánh giá rủi ro kinh doanh;

– Dịch vụ bồi dưỡng kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán;

– Dịch vụ liên quan khác về tài chính, kế toán, thuế theo qui định của pháp luật.

b) Nhận phí dịch vụ;

c) Thành lập chi nhánh kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

d) Đặt cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm toán ở nước ngoài;

đ) Tham gia tổ chức kiểm toán quốc tế, tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán;

e) Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm toán; yêu cầu kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ của đơn vị được kiểm toán có liên quan đến nội dung kiểm toán; kiểm tra toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán;

Tham khảo:   Vốn chủ sở hữu (Equity) là gì? Các loại vốn chủ sở hữu chủ yếu trong Báo cáo tài chính

g) Kiểm tra, xác nhận các thông tin kinh tế, tài chính có liên quan đến đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán;

h) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết có liên quan đến nội dung kiểm toán thông qua đơn vị được kiểm toán;

i) Quyền khác theo qui định của pháp luật.

2. Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam có các quyền qui định tại các điểm a, b, e, g, h và i. 

(Theo Luật Kiểm toán độc lập 2011)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo