25. Kế toán - Kiểm toán

Kiểm toán báo cáo tài chính (Audit of Financial Statements) là gì?

Hình ảnh minh họa (Nguồn: http://futu1.com.vn)

Kiểm toán báo cáo tài chính (Audit of Financial Stataments)

Khái niệm

Kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) trong tiếng Anh là Audit of Financial Statements.

Kiểm toán báo cáo tài chính (Audit of Financial Statements) là loại kiểm toán nhằm kiểm tra và xác nhận về tính trung thực, hợp lí của các báo cáo tài chính được kiểm toán.

Nguồn tài liệu

BCTC được kiểm toán thường là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo tài chính của các đơn vị tổ chức kinh doanh. 

Ngoài ra, các BCTC của các đơn vị khác như bảng cân đối kế toán, báo cáo quyết toán vốn, ngân sách của các đơn vị hành chính, sự nghiệp, của các dự án đầu tư… cũng là những đối tượng thông tin của kiểm toán BCTC. Tiêu chuẩn, chuẩn mực cho việc đánh giá thông tin của lại kiểm toán này thường là các chuẩn mực kế toán, các quy định pháp lý về kế toán và những quy định khác có liên quan.

Ở các nước có nền kinh tế thị trường, BCTC của các doanh nghiệp được nhiều người quan tâm và nó cũng có thể được kiểm toán bởi nhiều tổ chức kiểm toán khác nhau, đặc biệt là các tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp.

Phân biệt với loại hình kiểm tra, thanh tra

Kiểm toán BCTC có chức năng thu thập và đánh giá các bằng chứng để đưa ra lời xác nhận về mực độ tin cậy của BCTC do đơn vị được kiểm toán đã lập ra. Lời xác nhận này chính là ý kiến nhận xét của kiểm toán viên rằng: BCTC có được lập phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán đã được chấp nhận hay không; các thông tin đã trình bày trong BCTC có phù hợp với các qui định luật pháp có liên quan; toàn cảnh các thông tin tài chính của đơn vị tại thời điểm báo cáo, xét trên các khía cạnh trọng yếu hay không.

Tham khảo:   Giá thị trường (Market Price) trong kế toán là gì?

Ý kiến nhận xét này mang tính xác nhận cho BCTC, còn việc sử dụng ý kiến nhận xét này không mang tính bắt buộc. Kiểm toán BCTC do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện là một hoạt động dựa trên cơ sở thỏa thuận giưa doanh nghiệp kiểm toán với khách hàng.

Mục đích chủ yếu của kiểm toán BCTC là kiểm tra và xác nhận về mức độ trung thực và hợp lí của BCTC được kiểm toán. Đối tượng kiểm toán là BCTC của đơn vị được kiểm toán lập ra. Chủ thể kiểm toán là kiểm toán viên (có thể là kiểm toán viên độc lập; kiểm toán viên Nhà nước; hay kiểm toán viên nội bộ). Cách thức thực hiện cuộc kiểm toán phải tuân theo qui trình kiểm toán BCTC và sử dụng các phương pháp, thủ tục, kĩ thuật kiểm toán.

Kiểm tra kế toán lại là hoạt động theo yêu cầu hoặc theo qui định của cơ quan có thẩm quyền (cơ quan chủ quản, kế toán đơn vị cấp trên, kế toán trưởng của đơn vị,…). Nội dung hoạt động kiểm tra kế toán chủ yếu là kiểm tra đối với việc tổ chức thực hiện công tác kiểm toán tại đơn vị, bao gồm tổ chức bộ máy kế toán, áp dụng và vận dụng các chế độ kế toán (chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán, báo cáo kế toán).

Việc kiểm tra kế toán cũng gắn liền với đánh giá về trình độ của kế toán viên, việc chấp hành các chế độ kế toán đơn vị; thông thường kết quả kiểm tra kế toán cũng gắn với việc xử lí tiếp theo đối với bộ máy kế toán của đơn vị (khen thưởng, rút kinh nghiệm, bồi dưỡng nghiệp vụ,…). Ở những đơn vị quản lí có nề nếp công việc kiểm tra kế toán thường được thực hiên một cách đều đặn thường xuyên hàng năm.

Tham khảo:   Phương pháp tính giá trong kế toán là gì? Đặc điểm và ý nghĩa

Thanh tra tài chính thực hiện việc thanh tra (kiểm tra) đối với các đơn vị trong việc chấp hành các qui chế tài chính (trong huy động, quản lí, phân phối sử dụng vốn); trong việc chấp hành dự toán ngân sách;… Ở Việt Nam, công việc thanh tra tài chính do cơ quan chuyên môn của Nhà nước đảm nhận (thuộc Bộ Tài chính, Sở Tài chính). Kết quả của thanh tra tài chính còn bao gồm cả kiến nghị để cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lí thích hợp.

Thanh tra Nhà nước (ở Việt Nam hiện nay là Thanh tra Chính phủ) chủ yếu thanh tra việc tuân thủ pháp luật và các chính sách của Nhà nước về mọi lĩnh vực. Ở Việt Nam, hoạt động thanh tra này do một cơ quan chuyên môn của Nhà nước đảm nhận, đó là cơ quan Thanh tra chính phủ. Kết quả của hoạt động thanh tra Nhà nước thường đi liền với xử lí hoặc đề xuất để cơ quan Nhà nước có quyết định xử lí đối với đơn vị bị thanh tra.

Các hoạt động kiểm tra kế toán, thanh tra tài chính và thanh tra nhà nước dựa trên cơ sở các qui định pháp luật và các qui chế của cấp có thẩm quyền; do đó mang tính bắt buộc đối với đơn vị được (bị) kiểm tra, thanh tra. 

Hoạt động kiểm toán BCTC chỉ trong trường hợp do tổ chức kiểm toán nội bộ và tổ chức kiểm toán nhà nước thực hiện mới có tính chất bắt buộc đối với đơn vị được (bị) kiểm toán và kết quả kiểm toán cũng thường gắn với việc xử lí của cấp có thẩm quyền.

Tham khảo:   Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền (Audit of sales and collection cycle) là gì?

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, Chủ biên: TS. Nguyễn Viết Lợi, Ths. Đậu Ngọc Châu, năm 2013, NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo