25. Kế toán - Kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán (Audit Planning) là gì? Vai trò của lập kế hoạch kiểm toán

Hình minh họa. Nguồn: corporatefinanceinstitute.com

Lập kế hoạch kiểm toán

Khái niệm

Lập kế hoạch kiểm toán trong tiếng Anh là Audit Planning.

Lập kế hoạch kiểm toán là việc đề ra những qui trình cụ thể để tuân theo khi tiến hành một cuộc kiểm toán. Việc lập kế hoạch kiểm toán giúp cho các kiểm toán viên tìm đủ các bằng chứng kiểm toán phù hợp trong thời gian và giới hạn chi phí cho phép, giúp giảm thiểu những mối bất đồng với khách hàng là đơn vị được kiểm toán.

Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán

Mục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán trong việc lập kế hoạch kiểm toán là để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả.

Vai trò và lịch trình lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm việc xây dựng: 

1. Chiến lược kiểm toán tổng thể.

2. Kế hoạch kiểm toán cho cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phù hợp sẽ đem lại lợi ích cho việc kiểm toán báo cáo tài chính như sau:

a. Trợ giúp kiểm toán viên tập trung đúng mức vào các phần hành quan trọng của cuộc kiểm toán.

b. Trợ giúp kiểm toán viên xác định và giải quyết các vấn đề có thể xảy ra một cách kịp thời.

Tham khảo:   Chi phí định mức (Standard cost) là gì? Lợi ích

c. Trợ giúp kiểm toán viên tổ chức và quản lí cuộc kiểm toán một cách thích hợp nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách hiệu quả.

d. Hỗ trợ trong việc lựa chọn thành viên nhóm kiểm toán có năng lực chuyên môn và khả năng phù hợp để xử lí các rủi ro dự kiến, và phân công công việc phù hợp cho từng thành viên.

e. Tạo điều kiện cho việc chỉ đạo, giám sát nhóm kiểm toán và soát xét công việc của nhóm.

f. Hỗ trợ việc điều phối công việc do các kiểm toán viên đơn vị thành viên và chuyên gia thực hiện, khi cần thiết.

Thủ tục lập kế hoạch kiểm toán

1. Kiểm toán viên phải xây dựng chiến lược kiểm toán tổng thể để xác định phạm vi, lịch trình, định hướng của cuộc kiểm toán và để làm cơ sở lập kế hoạch kiểm toán.

2. Trong việc xây dựng chiến lược kiểm toán tổng thể, kiểm toán viên phải:

a. Xác định đặc điểm của cuộc kiểm toán nhằm xác định phạm vi kiểm toán;

b. Xác định mục tiêu báo cáo của cuộc kiểm toán nhằm thiết lập lịch trình kiểm toán và yêu cầu trao đổi thông tin;

c.  Xem xét các yếu tố mà theo xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên là có vai trò quan trọng trong việc xác định công việc trọng tâm của nhóm kiểm toán;

Tham khảo:   Chi phí bất thường (Non-recurring Charge) là gì? Đặc điểm

d. Xem xét kết quả của các thủ tục ban đầu của cuộc kiểm toán cũng như những hiểu biết mà thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán đã thu được từ việc cung cấp các dịch vụ trước đây cho đơn vị được kiểm toán đó có phù hợp với cuộc kiểm toán này không.

e. Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các nguồn lực cần thiết để thực hiện cuộc kiểm toán.

3. Kiểm toán viên phải xây dựng kế hoạch kiểm toán, bao gồm:

a. Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục đánh giá rủi ro 

b. Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. 

c. Các thủ tục kiểm toán bắt buộc khác để đảm bảo cuộc kiểm toán tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt  Nam.

(Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 300)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc