25. Kế toán - Kiểm toán

Phương pháp ước tính hàng tồn kho theo giá bán lẻ (Retail Inventory Method) là gì?

(Hình minh họa: wfhorne-co)

Phương pháp ước tính hàng tồn kho theo giá bán lẻ

Khái niệm

Phương pháp ước tính hàng tồn kho theo giá bán lẻ trong tiếng Anh là Retail Inventory Method.

Ước tính hàng tồn kho theo giá bán lẻ là phương pháp kế toán được sử dụng để ước tính giá trị hàng hóa của cửa hàng. Phương pháp ước tính giá bán lẻ này cung cấp số dư tồn kho cuối kì cho một cửa hàng bằng cách đo lường chi phí hàng tồn kho so với giá bán của hàng hóa. Cùng với doanh số và hàng tồn kho trong một khoảng thời gian, phương pháp ước tính hàng tồn kho theo giá bán lẻ sử dụng cùng tỉ lệ giá vốn trên giá bán lẻ (cost-to-retail ratio).

Ngoài ra, phép đo còn cho biết tỉ lệ giá bán lẻ được tạo thành từ giá vốn.  

Ví dụ, nếu một chiếc iPhone có chi phí sản xuất là 300 đô la và nó được bán với giá 500 đô la, như vậy, tỉ lệ giá vốn trên giá bán lẻ là 60% (hay [$ 300/ $ 500]*100).

Tuy nhiên phương pháp ước tính hàng tồn kho theo giá bán lẻ chỉ cung cấp con số xấp xỉ giá trị hàng tồn kho, do một số mặt hàng trong cửa hàng bán lẻ có thể đã bị ăn cắp, bị hỏng hoặc thất lạc. Điều quan trọng đối với các cửa hàng bán lẻ là thực hiện định giá hàng tồn kho thực tế theo định kì để đảm bảo ước tính hàng tồn kho một cách chính xác. 

Qui trình ước tính giá trị hàng tồn kho theo giá bán lẻ

Phương pháp ước tính hàng tồn kho theo giá bán lẻ tính toán giá trị hàng tồn kho cuối cùng bằng cách tính tổng giá trị của hàng hóa có sẵn để bán, bao gồm hàng tồn kho đầu kì và bất kì giao dịch mua hàng tồn kho mới nào.

Tham khảo:   Vật tư (Supplies) là gì? Kế toán vật tư

Tổng doanh số trong kì được trừ vào hàng có sẵn để bán. Số dư sau đó được nhân với tỉ lệ giá vốn trên giá bán lẻ (hoặc tỉ lệ phần trăm mà hàng hóa được mark-up từ giá mua buôn so với giá bán lẻ của họ).

Qui trình ước tính giá trị hàng tồn kho theo giá bán lẻ được thực hiện như sau:

– Xác định trị giá vốn của hàng tồn kho đầu kì và nhập trong kì

– Xác định giá bán lẻ của hàng tồn kho đầu kì và nhập trong kì (giá bán lẻ là giá bán sau khi đã trừ các khoản chiết khấu thương mại chấp nhận cho khách hàng)

– Xác định tỉ lệ giá vốn trên giá bán lẻ

– Xác định giá hàng tồn kho cuối kì theo giá bán lẻ

– Tính giá trị hàng tồn kho để lập báo cáo bằng cách lấy tích số của Giá bán lẻ hàng tồn cuối kì và tỉ lệ giá vốn trên giá bán lẻ.

Phương pháp ước tính hàng tồn kho theo giá bán lẻ chỉ nên được sử dụng khi có mối quan hệ rõ ràng giữa giá mà hàng hóa được mua từ nhà bán buôn và giá bán cho khách hàng.

Ví dụ: nếu một cửa hàng quần áo mark-up (lấy 1 mức lợi nhuận mong muốn để cộng vào giá gốc và bán cho khách hàng) mỗi mặt hàng mà nó bán lên 100% giá bán buôn, thì nó có thể sử dụng chính xác phương pháp ước tính hàng tồn kho theo giá bán lẻ. Nhưng nếu nó mark-up một số mặt hàng lên 20%, một số lên 35% và một số lên 67%, khó có thể áp dụng phương pháp này với độ chính xác cao. 

Tham khảo:   Kĩ thuật phân tích (Analytical procedures) trong thu thập bằng chứng kiểm toán là gì?

Ví dụ về phương pháp ước tính hàng tồn kho theo giá bán lẻ

Sử dụng ví dụ trước, một chiếc iPhone tốn 300 đô la để sản xuất và nó được bán với giá 500 đô la mỗi chiếc, tỉ lệ giá vốn trên giá bán lẻ là ($ 300/$ 500)*100 = 60%. Giả sử, iPhone có tổng doanh số $ 1.800.000 trong giai đoạn này.

– Hàng tồn kho đầu kì: 1.000.000 đô la 

– Giao dịch mua hàng tồn kho mới: 500.000 đô la 

– Tổng số hàng hóa có sẵn để bán: 1.500.000 đô la (= $ 1.000.000 + $ 500.000)

– Doanh số: 1.080.000 đô la (= Doanh số $ 1.800.000 x 60% tỉ lệ giá vốn trên giá bán lẻ) 

– Hàng tồn kho cuối kì: 420.000 đô la ($ 1.500.000 – $ 1.080.000)

Hạn chế của phương pháp ước tính hàng tồn kho theo giá bán lẻ

Ưu điểm chính của phương pháp ước tính hàng tồn kho theo giá bán lẻ là dễ tính toán, nhưng nó vẫn có một số nhược điểm như sau:

–  Phương pháp ước tính hàng tồn kho theo giá bán lẻ chỉ là một ước tính. Kết quả này không bao giờ có thể cạnh tranh được với cách tính hàng tồn kho thực tế.

–  Phương pháp ước tính hàng tồn kho theo giá bán lẻ chỉ hoạt động nếu bạn mark-up với một tỉ lệ nhất quán trên tất cả các sản phẩm được bán. 

– Phương pháp giả định rằng, cơ sở trong quá khứ cho tỉ lệ phần trăm mark-up tiếp tục trong giai đoạn hiện tại. Nếu tỉ lệ mark-up khác nhau, thì kết quả tính toán sẽ không chính xác. 

– Phương pháp này không hiệu quả nếu việc thu nhận đã được thực hiện và người nhận giữ một lượng lớn hàng tồn kho với tỉ lệ phần trăm chênh lệch đáng kể so với tỉ lệ được sử dụng bởi người mua.  

Tham khảo:   Quĩ tiền lương (Wage fund) là gì? Công tác hạch toán và phân tích tiền lương

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo