28. Quản Trị Marketing

Mô hình Maxi Marketing (Marketing Maxi Model) là gì? Các bước trong mô hình Maxi Marketing

Hình minh họa

Mô hình Maxi Marketing (Marketing Maxi Model)

Khái niệm

Mô hình Maxi Marketing trong tiếng Anh là Marketing Maxi Model.

Mô hình Maxi Marketing được Rapp và Collins đưa ra để doanh nghiệp có thể tham khảo khi áp dụng marketing trực tiếp. Mô hình này đề cao marketing trực tiếp, coi đó là bộ phận chủ đạo để thực hiện marketing. 

Các bước trong mô hình Maxi Marketing

Maxi-marketing gồm đầy đủ các bước nhằm tiếp cận khách hàng triển vọng, bán hàng và phát triển mối quan hệ. Mô hình gồm 9 bước như sau:

Bước thứ nhất: Xác định thị trường mục tiêu tối ưu

Ở bước này, doanh nghiệp phải xác định và phát hiện ra những khách hàng mục tiêu có triển vọng nhất để chào hàng. 

Người làm marketing hoặc là mua những danh sách địa chỉ thích hợp để gửi thư hoặc tìm một cơ sở dữ liệu về khách hàng để xem xét những đặc điểm cho thấy họ quan tâm nhiều đến sản phẩm của doanh nghiệp, có khả năng thanh toán và mức độ sẵn sàng mua.

Những tiêu chuẩn khác đó là chọn khách hàng tốt nhất bao gồm những người mua tương đối thường xuyên, không hay trả lại đơn hàng, không khiếu nại và thanh toán hạn. 

Người làm marketing có thể phải lần mò để tìm kiếm những hàng triển vọng bằng quảng cáo đáp ứng trực tiếp trên các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, báo chí và những phiếu đặt hàng kèm theo tạp chí.

Bước thứ hai: Sử dụng tối đa các phương tiện truyền thông

Ở bước này, nhà quản lí phải nghiên cứu tất cả những phương tiện truyền thông rất phong phú và lựa chọn lấy phương tiện nào cho phép đảm bảo truyền thông hai chiều thuận tiện và dễ đo lường các kết quả, phát huy lớn nhất hiệu quả công cụ marketing trực tiếp.

Tham khảo:   Click Fraud là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách xử lí

Bước thứ ba: Gánh trách nhiệm tối đa

Trong bước thứ ba này, doanh nghiệp phải đánh giá chiến dịch dựa vào lượng chi phí để có được một phản ứng đáp lại của khách hàng tiềm năng (từ khi lập cơ sở dữ liệu, tới việc sử dụng công cụ marketing trực tiếp để lời chào hàng đến với khách hàng và cuối cùng là các dịch vụ cho khách hàng).

Bước thứ tư: Tạo được mức độ biết đến tối đa về sản phẩm của khách hàng

Nhà quản lí phải tìm ra những thông điệp có khả năng đột phá vào đám đông và tranh thủ được trái tim và khối óc của những khách hàng triển vọng bằng quảng cáo tác động toàn diện khêu gợi được lí trí và tình cảm của con người.

Bước thứ năm: Doanh nghiệp phải có những tác động tối đa đối với khách hàng

Việc quảng cáo của doanh nghiệp phải kích thích được việc mua sắm hay ít nhất thì cũng thúc đẩy được các khách hàng triển vọng chuyển sang một giai đoạn sẵn sàng mua cao hơn nhiều. 

Bước thứ sáu: Huy động tối đa sức mạnh tổng hợp

Việc huy động tối đa sức mạnh tổng hợp bao gồm việc tìm cách thực hiện nhiều nhiệm vụ khi quảng cáo, chẳng hạn như kết hợp việc tạo sự biết đến với việc đáp ứng trực tiếp, xúc tiến qua các kênh phân phối khác và chia sẻ chi phí với những quảng cáo khác.

Tham khảo:   Tiếp Thị Sản Phẩm Hiệu Quả – Làm Thế Nào Để Tạo Dấu Ấn Trong Lòng Khách Hàng

Bước thứ bảy: Liên kết tối đa 

Để liên kết tối đa giữa doanh nghiệp với khách hàng, đòi hỏi doanh nghiệp phải gắn quảng cáo với tiêu thụ bằng cách tập trung những khách hàng có triển vọng nhất và dành một bộ phần lớn trong tổng ngân sách để làm cho họ phải chuyển biến, chứ không phải chi tiết chỉ là để gửi thông điệp tạo sự biết đến khắp thế giới.

Bước thứ tám: Tối đa hóa mức tiêu thụ.

Thông qua việc xây dựng cơ sở dữ liệu, nhà quản lí phải tiếp tục tiến hành marketing trực tiếp với những khách hàng đã biết bằng cách đa dạng hóa các loại hàng, nâng cấp và tung ra những sản phẩm mới. 

Người làm marketing không ngừng hoàn thiện cơ sở dữ liệu về khách hàng bằng cách bổ sung thêm thông tin về khách hàng và tiếp cận đến họ bằng một phương tiện quảng cáo riêng. Nhiều người làm marketing đang quan tâm hơn đến quá trình xây dựng lòng trung thành trong thu hút khách hàng với mục đích tăng tối đa giá trị suốt đời của khách hàng.

Bước thứ chín: Phân phối tối đa

Để có thể phân phối tối đa, người làm marketing phải thiết lập thêm các kênh để tiếp cận khách hàng triển vọng. 

Mô hình trên được đưa ra trên cơ sở hoạt động của các doanh nghiệp quốc tế ở những nước tiên tiến. Nhưng nó là nền tảng chung, để các doanh nghiệp khác cũng như các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành hoạt động marketing trực tiếp có hiệu quả cao nhất. 

Cần phải dựa vào môi trường bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp, để có cách tiến hành từng bước một cách cụ thể và phù hợp với điều kiện cụ thể cho từng doanh nghiệp.

Tham khảo:   Marketing Trực Tiếp Là Gì? 5 Yếu Tố Tạo Nên Sự Thành Công

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị Marketing, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo