37. Kinh nghiệm việc làm

4 câu chuyện ý nghĩa về cho và nhận

Hãy cho đi khi bạn còn có thể bởi khi cho đi ta sẽ nhận lại được rất nhiều và phép màu sẽ đến với những ai biết cho đi. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, có người vui, cũng có người buồn, có người hạnh phúc và không thiếu những người bi thương. Vì vậy, cần lắm sự chia sẻ, sự cho đi để tạo ra những hạnh phúc đơn giản, những tia sáng ấm áp lan tỏa nhẹ nhàng trong trái tim của mỗi người.

Dưới đây là những câu chuyện ý nghĩa về sự cho đi do Masterskills.com sưu tầm, mời các bạn cùng đọc và suy ngẫm.

Câu chuyện ý nghĩa về sự cho đi

Câu chuyện “Người dám cho đi” và bài học

Có một câu chuyện về một chàng trai trẻ muốn khởi sự kinh doanh. Chàng trai muốn mở một cửa hàng trên con phố nơi mình sinh sống. Anh đưa ý định này ra hỏi ý kiến bố anh – một người từng trải trên thương trường nay đã lui về nghỉ ngơi: “Con muốn mở một cửa hàng kinh ở đây. Liệu có thể được không?”.

Người bố nhìn con: “Khu phố mình cũng đã có khá nhiều cửa hàng với đa dạng chủng loại hàng hóa, con muốn thành công phải tạo nên sự khác biệt. Hãy suy nghĩ và làm gì đó cho những người dân quanh đây trước đã”.

Chàng trai trẻ ngẫm nghĩ, rồi hỏi: “Con phải làm gì trước đây ạ? Cha cho con một gợi ý nhé!”

Người cha suy nghĩ một lúc rồi nói: “Chuyện cần làm thật sự rất nhiều. Ví như lá rụng ngoài đường, rất ít khi có người quét dọn. Còn nữa, có rất nhiều người cần sự giúp đỡ lặt vặt, nếu có thể con hãy dang rộng đôi tay giúp họ một chút…”.

Chàng trai trẻ tuy bán tín bán nghi, nhưng vẫn quyết định làm theo lời của cha mình. Mỗi sáng, anh đều cố gắng dậy sớm quét dọn đường phố, trợ giúp những người cần giúp đỡ, thậm chí khiêng vác giúp những người già cả. Ai có khó khăn cần sự giúp đỡ, anh nghe thấy đều sẵn sàng đến giúp. Không lâu sau, mọi người trên khắp con phố này đều đã biết đến anh.

Nửa năm sau, chàng trai chính thức treo biển mở cửa hàng kinh doanh. Điều khiến anh kinh ngạc là khách hàng đến khá đông. Kẻ gần người xa đều đã trở thành khách hàng quen thuộc của anh. Thậm chí những người già cả ở bên kia con phố sẵn sàng bỏ qua cửa hàng ngay gần chỗ họ mà không ngại chống gậy đi một quãng xa để đến cửa hàng anh mua đồ. Anh hỏi họ rằng: “Trước cửa nhà ông vốn có cửa tiệm, tội tình gì phải bỏ gần cầu xa như thế?”.

Họ cười nói rằng: “Chúng tôi đều biết cậu là người tốt, đến cửa hàng của cậu mua đồ chúng tôi mới yên tâm”.

Về sau, anh còn giao hàng đến tận nhà khách hàng. Ngoài ra anh cũng nhiệt tình tham gia các hoạt động công tác xã hội từ thiện, biết được ai đang gặp khó khăn, anh cũng đều sẵn lòng dang tay giúp đỡ. Việc làm ăn càng làm càng tốt lên, anh tiếp tục mở ra thêm vài chi nhánh, đại lý ở bên kia đường phố và những con phố khác quanh vùng.

Tham khảo:   Những lưu ý “sống còn” khi tạo hồ sơ xin việc trực tuyến

“Cho đi mới được nhận lại” – là bài học đầu tiên cho những ai bắt đầu bước vào kinh doanh. “Học cách cho đi, chúng ta sẽ nhận lại được nhiều hơn thế”.

Phép màu sẽ đến với những ai biết cho đi

Đây là câu chuyện có thật Dr. Howard Kelly là một nhà vật lý lỗi lạc, đã sáng lập ra Khoa Ung thư tại trường Đại học John Hopkins năm 1895.

Một cậu bé nghèo làm nghề bán hàng rong để kiếm tiền học. Ngày nọ nhận thấy mình chỉ còn mỗi một hào mà bụng đang đói, cậu định bụng sẽ sang nhà kế bên xin một bữa ăn. Một phụ nữ đẹp ra mở cửa. Bối rối trước cuộc gặp gỡ không hẹn trước này thay vì ăn cậu xin uống. Người phụ nữ đoán ra cậu đang đói và mang đến cho cậu một ly sữa lớn. Cậu chầm chậm nhấp từng ngụm sữa rồi hỏi:

 

Cháu phải trả cho cô bao nhiêu ạ?

Người phụ nữ trả lời:

Cháu không nợ cô cái gì cả. Mẹ cô đã dạy không bao giờ nhận tiền trả cho lòng tốt.

Cậu bé cám kích đáp:

– Cháu sẽ cảm ơn cô từ sâu thẳm trái tim cháu!

Khi ra đi cậu cảm thấy khỏe khoắn hơn và niềm tin của cậu vào con người cũng mãnh liệt hơn. Trước đó cậu gần như muốn đầu hàng trước số phận.

Nhiều năm sau đó người phụ nữ bị ốm nặng. Các bác sĩ địa phương đều bó tay. Họ chuyển bà đến một thành phố lớn và tiến sĩ Howard Kelly được mời đến tham vấn. Khi ông nghe tên thị trấn nơi người phụ nữ ở, một tia sáng ánh lên trong mắt ông. Ngay lập tức ông khoác áo choàng và đi tới phòng bệnh Người phụ nữ ở. Ông nhận ra được ngay ân nhân của mình năm xưa. Quay về phòng hội chẩn, ông quyết định dốc hết sức để cứu bệnh nhân này. Và cuối cùng nỗ lực của ông đã được đền đáp.

Tiến sĩ Howard Kelly đề nghị phòng y vụ chuyển cho ông hoá đơn viện phí của ân nhân. Ông viết vài chữ bên lề của tờ hoá đơn và cho chuyển nó đến người phụ nữ. Bà nhìn tờ hoá đơn và biết rằng sẽ phải thanh toán nó hết đời mới xong. Bỗng nhiên có cái gì đó khiến bà chú ý và bà đọc những dòng chữ này:

“Trị giá hoá đơn bằng một ly sữa. “

Ký tên: tiến sĩ Howard Kelly

Nước mắt vui mừng cứ thế dâng trào và lời từ trái tim bà ấy thốt lên trong nước mắt: “Cám ơn ông!.”

Câu chuyện ý nghĩa về sự cho đi

Câu chuyện ý nghĩa về cho và nhận

“Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh.

Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.

Tham khảo:   Những cách tận hưởng cuộc sống theo cách thực sự ý nghĩa

Anh sinh viên quay sang nói với vị giáo sư:

– “Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy và em cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta ra sao khi không tìm thấy đôi giày.”

 

Vị giáo sư ngăn lại:

– “Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc mua vui cho bản thân. Nhưng em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãy đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày của ông ta và chờ xem phản ứng ông ta ra sao.”

Người sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó.

Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và băng qua cánh đồng đến nơi đặt giày và áo khoác của mình. Người nông dân vừa mặc áo khoác vừa xỏ chân vào một chiếc giày thì cảm thấy có vật gì cứng cứng bên trong, ông ta cúi xuống xem đó là vật gì và tìm thấy một đồng tiền. Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông. Ông ta chăm chú nhìn đồng tiền, lật hai mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kỹ. Rồi ông nhìn khắp xung quanh nhưng chẳng thấy ai. Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi, và tiếp tục xỏ chân vào chiếc giày còn lại. Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp bội, khi ông tìm thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày.

Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, người nông dân quỳ xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một món quà đúng lúc cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn, người vợ bệnh tật không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn.

Anh sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt giàn giụa. Vị giáo sư lên tiếng:

– “Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?”

Người thanh niên trả lời:

– “Giáo sư đã dạy cho em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên. Đến bây giờ em mới hiểu được ý nghĩa thật sự của câu nói mà trước đây em không hiểu: Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về.”

Cho đi và nhận lại.

Có một cô gái trẻ chuyển nhà mới. Cô phát hiện hàng xóm nhà mình là một phụ nữ nghèo goá chồng, sống với hai đứa con nhỏ. Một ngày nọ, khu phố bị mất điện đột ngột. Cô gái trẻ phải dùng nến để thắp sáng.

Một lát sau, có tiếng gõ cửa. Hoá ra là đứa bé con nhà hàng xóm. Nó hồi hộp hỏi: “Cô ơi cô, nhà cô có nến không ạ?”

Cô gái trẻ nghĩ: “Nhà nó nghèo đến mức nến cũng không có mà dùng ư? Cho nhà nó một lần, lần sau lại sang xin nữa cho mà xem!”. Thế là cô gái sẵng giọng: “Không có!”

Tham khảo:   Quét và quản lý danh thiếp của bạn trên điện thoại bằng ZipCards

Đúng lúc cô định đóng cửa lại, đứa trẻ nhà hàng xóm nghèo mỉm cười nói: “Cháu biết ngay là nhà cô không có mà!”

Nói xong, nó chìa ra hai cây nến: “Mẹ cháu với cháu sợ cô chỉ sống có một mình, không có nến nên bảo cháu mang nến sang cho cô dùng tạm.”

=> Bài học rút ra:

Trong cuộc sống của chúng ta cũng sẽ có những lúc như thế. Dù con người sống trong hoàn cảnh khó khăn hay giàu có, họ đều cần sự an ủi từ ai đó.

Đừng ích kỷ, hãy lắng nghe âm thanh cuộc sống. Cuộc sống của ta sẽ không xấu, mà thậm chí nó còn đẹp hơn khi chúng ta cho đi.

Bởi… cho đi chính là nhận lại!

Qua những câu chuyện ý nghĩa ở trên, có thể thấy khi mình cho đi một thứ gì đó không phải là mình sẽ mất đi mà mình sẽ nhận lại được những gì xứng đáng nhận. Thế nên, hãy cho đi những gì có thể bạn sẽ nhận được sự vui mừng và hạnh phúc của một người và chính điều này cũng làm cho bạn cảm thấy vui sướng trong lòng.

Các bạn có thể truy cập vào mục “Kỹ năng sống” của Masterskills.com để đọc thêm nhiều câu chuyện ý nghĩa về cuộc sống, tình bạn, gia đình…. để có thêm nhiều bài học ý nghĩa cho bản thân nhé.

 
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo