37. Kinh nghiệm việc làm

Chuyên gia tâm lý đến từ đại học Stanford: Làm thế nào để biến căng thẳng thành “bạn”?

Căng thẳng – nó khiến trái tim của bạn “đau nhói”, hơi thở dồn dập và mồ hôi vã ra khắp trán. Trong khi căng thẳng được xem là “kẻ thù” đối với sức khỏe thì nhiều nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng stress chỉ trở nên tồi tệ khi bạn tin rằng nó như vậy.

Khi Kelly McGonigal lần đầu tiên trình bày trước khán giả rằng niềm tin về những tác động tiêu cực của stress – đúng hơn là bản chất của stress – là một đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe, nhiều người đã cười.

Tuy nhiên, đến cuối buổi nói chuyện, hầu hết các khán giả đều sẵn sàng chấp nhận rằng sự thay đổi nhận thức về stress thay vì bác bỏ nó có thể cứu họ khỏi một cái chết sớm.

Video bài nói của Kelly McGonigal đã nhận được hơn 11 triệu lượt xem trên TED Talks và hơn 4,8 triệu lượt xem trên YouTube. “How To Make Stress Your Friend?” (Tạm dịch: Làm cách nào để biến căng thẳng thành bạn?) có thực sự là một sự thay đổi đột phá trong nhận thức của chúng ta về căng thẳng và nếu dừng lo lắng về stress thì cơ thể có tạo ra các phản ứng một cách tự nhiên hay không? Phần dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ.

Video “Làm cách nào để biến căng thẳng thành bạn?”

Trong phần đầu, McGonigal đã thực hiện một nghiên cứu để xem xét lại toàn bộ cách tiếp cận của mình với stress. Nghiên cứu theo dõi 30.000 người trưởng thành ở Mỹ trong 8 năm và bắt đầu bằng việc hỏi mọi người: “Trong năm vừa qua bạn phải chịu đựng bao nhiêu stress?”, “Bạn có tin rằng stress có hại cho sức khỏe của bạn không?”, sau đó, dùng hồ sơ tử vong chung (Public Death Records) để xem những ai đã chết. Kết quả cho thấy những người trải qua rất nhiều căng thẳng trong năm vừa qua có nguy cơ tử vong tăng 43%.

Tham khảo:   3 cách đơn giản giúp bạn dễ dàng bắt chuyện với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn

Tiếp theo, các nhà nghiên cứu ước tính trong 8 năm theo dõi các trường hợp tử vong, 182.000 người Mỹ chết trẻ (tương đương khoảng hơn 20.000 người chết/năm) không phải vì stress mà vì tin rằng stress là có hại cho họ. Nếu ước tính đó là chính xác thì niềm tin rằng stress có hại sẽ đứng thứ 15 trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất tại Mỹ trong năm vừa qua, “khiến nhiều người chết hơn cả ung thư da, HIV/AIDS và các vụ giết người”.

Kelly McGonigal

“Stress khiến bạn hòa nhập hơn” và mối liên quan với hóc môn oxytoxin

Để hiểu điều này, hãy cùng làm rõ một loại hóc môn có tên oxytoxin, hay còn được gọi với cái tên dễ thương khác là “hóc môn ôm ấp” (hóc môn tình yêu, hóc môn âu yếm). Thực tế, đây là một loại hóc môn thần kinh, điều chỉnh các bản năng xã hội của não bộ, giúp chỉ dẫn con người làm những điều để thắt chặt hơn các mối quan hệ, khiến bạn thèm muốn sự tiếp xúc thể chất với gia đình, bạn bè, tăng sự đồng cảm, kích thích bạn sẵn sàng hơn trong việc giúp đỡ và ủng hộ những người bạn quan tâm.

 

Kelly McGonigal

Ngoài những điều trên thì có một khía cạnh khác của oxytoxin không phải ai cũng hiểu. Đây là một hoocmôn gây stress. Tuyến yên của bạn tiết ra chất này là một phần của phản ứng với căng thẳng, đóng vai trò quan trọng trong phản ứng stress của bạn như adrenalin khiến tim bạn đập nhanh vậy. “Và khi oxytocin được giải phóng trong phản ứng với stress, nó khiến bạn tìm kiếm sự giúp đỡ. Phản ứng sinh lý với stress thôi thúc bạn tâm sự cảm xúc của mình với ai đó thay vì giữ kín nó”, muốn chắc rằng bạn để ý đến người quen của mình đang gặp rắc rối và rằng hai người có thể giúp đỡ lẫn nhau. “Khi cuộc sống trở nên khó khăn, sự hồi đáp với stress muốn bạn được bao bọc bởi những người quan tâm đến mình”.

Kelly McGonigal

Làm thế nào để biết được khía cạnh này của stress lại khiến bạn khỏe mạnh hơn? Đó là bởi vì oxytocin không chỉ tác động lên não bạn. Nó tác động đến toàn bộ cơ thể bạn và có tác dụng bảo vệ hệ tim mạch của bạn khỏi những tác hại của stress. Nó là một loại kháng sinh tự nhiên, giúp các mạch máu của bạn dãn ra khi gặp căng thẳng. Thêm nữa, “tim bạn có những cơ quan thụ cảm với hóc môn này và oxytoxin giúp tế bào tim tái sinh bằng cách chữa lành khỏi những hư tổn mà stress gây ra….. Hóc môn stress này làm tim bạn khỏe hơn và điều tuyệt vời là tất cả những lợi ích thể chất của oxytoxin đều được nâng cao hơn bởi giao tiếp”. Vì thế, khi bạn tìm đến những người khác dưới áp lực của căng thẳng dù là để được giúp đỡ hay để giúp đỡ ai đó, bạn đều giải phóng nhiều hóc môn này hơn. Sự hồi đáp với stress của bạn trở nên khỏe mạnh hơn và bạn hồi phục nhanh chóng hơn sau stress. “Tôi thấy điều này thật hết sức kinh ngạc rằng phản ứng với stress của bạn có một cơ chế nội sinh để phục hồi sau căng thẳng và cơ chế đó là sự kết nối giữa con người”.

 

Về Kelly McGonigal

Kelly McGonigal là chuyên gia tâm lý đến từ trường đại học Stanford. Thông qua sách báo, các khóa học và hội thảo, McGonigal giúp chúng ta hiểu rõ hơn những phát hiện khoa học mới nhất trong tâm lý học, khoa học thần kinh và y học. Cuốn sách gần đây nhất của cô có tên The Willpower Instinct đã đưa ra các khám phá mới nhất về động lực, cám dỗ và sự trì hoãn, cũng như một số giải pháp để rèn luyện thói quen, kiên nhẫn để vượt qua thách thức và thành công bằng cách thay đổi.

Tham khảo:   Khởi nghiệp: 4 điều cần nhớ khi xảy ra mâu thuẫn giữa các thành viên trong nhóm sáng lập
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo