37. Kinh nghiệm việc làm

8 lý do bạn nên học cách nói “KHÔNG” ngay từ bây giờ

Học cách nói không không khó. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách nói không với những điều bản thân không thích.

Nói “không” khiến chúng ta cảm thấy ích kỷ, tội lỗi, xấu hổ. Chúng ta không muốn làm người khác lo lắng. Chúng ta không muốn họ nghĩ xấu về mình. Thi thoảng, sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu nói “có” bởi vì không phải ai cũng đủ dũng cảm để đối mặt với sự giận dữ hay phản ứng tức giận của người khác. Thế nhưng, chúng ta mất gì khi liên tục nói “có”?

Khi chúng ta nói “có” mà đáng lẽ câu trả lời phải là “không”, chúng ta đã không sống thật với chính mình. Chúng ta hạ thấp nhu cầu và mong muốn của mình so với những người khác. Chúng ta thực hiện những lựa chọn mà chẳng hề tốt cho mình. Chúng ta phán xét nó, nghĩ rằng việc nói “có” không diễn ra quá lâu, nghĩ rằng nó không phải là một vấn đề lớn. Nó là một vấn đề lớn. Mỗi lần bạn làm như vây, nghĩa là bạn đã chọn không lắng nghe trái tim mình, tâm trí của mình và không tin tưởng vào bản thân mình nữa.

Sau 15 năm kết hôn, 10 năm làm mẹ và 25 năm làm việc, tôi đã nhận ra được một điều rằng nếu chúng ta không quá nghiêm trọng về mọi thứ thì người khác cũng vậy. Chúng ta mệt mỏi, cáu kỉnh, mất đi đam mê, động lực làm việc cũng như những niềm vui trong cuộc sống chỉ vì không dám nói “không” nhưng lại rất áp lực khi có ai nhờ vả hoặc đề nghị làm gì đó mà không hề hứng thú.

Tôi bị ám ảnh rằng phụ nữ không có “vách ngăn” như đàn ông. Một người đàn ông thường sẽ thành công trong cuộc sống nếu anh ta thành công trong công việc. Thế nhưng, một người phụ nữ sẽ chẳng bao giờ coi mình đạt được như vậy trừ khi cô ta có được một cuộc hôn nhân như ý, những đứa con khỏe mạnh, sở hữu ngoại hình ưa nhìn và đang đứng trên đỉnh vinh quang của công việc!

Bằng cách nhìn lại chính mình và cuộc sống theo hướng này, rõ ràng, chúng ta đang dần đặt ra những tiêu chuẩn quá cao, thậm chí là “không thể đạt được”. Thay vào đó, hãy tạo ra những giới hạn và học cách nói “không” mà không cần phải cảm thấy ăn năn hay tội lỗi. Thực tế, nói “không” là một kỹ năng cốt lõi để phát triển, cả trong công việc lẫn đời thường (Theo Anna Baréz Brown – Huấn luyện viên cấp cao và nhà sáng lập Shine4Women – bài viết đăng trên Tạp chí The Guardian).

Học cách nói không

Trong cuốn sách “Vượt lên nỗi đau”, tác giả Melody Beattie cũng giải thích rằng “Tội lỗi có thể ngăn chúng ta từ việc tạo ra các ranh giới cho sở thích cá nhân cũng như với người khác”. Bạn giới hạn khả năng và mối quan tâm của mình để chấp nhận làm những việc mà mình không hề muốn. Thực tế, người “may mắn” nhận được sự giúp đỡ của bạn, họ cũng chẳng khá hơn vì luôn cảm thấy mắc nợ. Thậm chí, nhiều người còn tự cho rằng mình “kém cỏi, vì nếu giỏi, sẽ không làm phiền bạn”. Và 8 lý do sau đây sẽ nói cho bạn biết lợi ích của việc biết nói “không” cả trong công việc lẫn cuộc sống.

Tham khảo:   Một câu hỏi phỏng vấn vô cùng đơn giản nhưng liệu bạn có đủ bình tĩnh để trả lời?

1. Nói “không” giúp bạn nhận ra giá trị thật của bản thân

Đôi khi bạn lầm tưởng rằng mình rất giỏi về cái này cái kia, nhìn xuống thấy nhiều người thật kém cỏi nhưng khi nhìn lên thì mình chẳng bằng ai. Bị từ chối sẽ khiến bạn thức tỉnh. Bạn sẽ nhận ra mình cần phải trau dồi nhiều hơn nữa, cố gắng nhiều hơn nữa, chứ không phải lúc nào cũng là người dẫn đầu.

2. Nói “không” giúp bạn nhận ra cái gì cũng có giới hạn

Cái gì cũng có giới hạn, bạn nên nói “không” những lúc cần thiết và biết dừng lại đúng lúc nếu như ai đó nói “không” với bạn. Mọi thứ luôn có giới hạn, ngay cả bản thân bạn cũng vậy. Đừng cố quá để rồi khiến bạn và cả đối phương đều rơi vào tình trạng khó xử, thậm chí là đồng ý thực hiện nhưng trong lòng rất ấm ức. Hãy chấp nhận và biết hài lòng với mọi thứ.

Học cách nói không

 

3. Nói “không” giúp bạn đi đúng mục tiêu cuộc đời

Khi mục tiêu của bạn bị rất nhiều những tác động ngoại cảnh khiến bạn lung lay, hãy giữ vững lập trường, nói “không” với những cám dỗ để theo đuổi đến cùng những thứ bạn muốn.

4. Nói “không” bảo vệ bạn khỏi những tổn thương không đáng có

Con người rất kì lạ ở chỗ, đôi khi rõ ràng trong lòng mình không hề hài lòng, nhưng lại tỏ ra vui vẻ. Đôi khi rất khó chịu, nhưng lại cả nể không muốn làm mất lòng ai. Nói “không” chính là cách để bạn không còn phải tự dằn vặt bản thân vì làm những gì mình không muốn.

5. Nói “không” khiến bạn mạnh mẽ và bản lĩnh hơn

Chẳng thể phủ nhận, khi bị người khác ném từ “không” lạnh ngắt vào mặt, ai mà chẳng đau lòng. Nhưng có như vậy, bạn mới mạnh mẽ và bản lĩnh hơn trên những bước đường tiếp theo.

6. Nói “không” giúp bạn rèn luyện sự quyết đoán

Hãy tập nói “không” những lúc cần thiết, bạn sẽ học được tính quyết đoán. Sự quyết đoán là một nhân tố quan trọng nếu như bạn muốn thành công trong sự nghiệp sau này.

Tham khảo:   13 sự thật đơn giản về các mối quan hệ có thể bạn chưa biết

Học cách nói không

7. Nói “không” giúp bạn tiết kiệm thời gian

Nếu bạn nói “có” quá nhiều, mọi người sẽ liên tục nhờ vả bạn ngay cả những lúc không-cần-thiết, nhờ bạn làm cái này cái kia trong khi bạn chẳng có đủ thời gian. Nói “không”, người khác sẽ thận trọng hơn mỗi khi nhờ bạn điều gì đó và bạn sẽ không phải cả nể cố giúp đỡ trong khi mình còn quá nhiều việc để làm.

8. Nói “không” dạy bạn biết trân trọng hơn giá trị của từ “có”

Nếu bị từ chối quá nhiều và cho đến khi có ai đó nói “có” với bạn là một cảm giác vô cùng tuyệt vời, là thời khắc bạn trân trọng cuộc sống hơn bao giờ hết. Từ “có” sẽ có giá trị hơn gấp nhiều lần khi chúng ta sử dụng chúng đúng lúc và đúng chỗ.

Khi bạn biết nói “không” nghĩa là bạn biết giới hạn và trân trọng lời nói “có” của mình. Nói “không” cũng là lúc bạn thành thật với người khác.

Làm thế nào để nói không mà không cảm thấy tội lỗi

 

Quyết định thêm từ “Không” vào phong cách giao tiếp hàng ngày không phải việc dễ dàng. Các chuyên gia tâm lý cho rằng không thể nói không là một biện pháp chống lại hành vi của những kẻ hiếu chiến.

Điều quan trọng ở đây là bạn cần nhận ra những cạm bẫy tâm lý trong não bộ, vượt qua chúng và học cách tự đứng lên.

Dưới đây là những quy tắc vàng có thể giúp bạn học cách nói không mà không cảm thấy tội lỗi:

Bạn cần vượt qua vùng an toàn của bản thân

Vùng an toàn hay thoải mái để nói “CÓ”. Đây thực sự là một thử thách với những ai ngại thay đổi. Vượt qua giới hạn của bản thân là điều cần thiết để bạn không bị bó buộc bởi những yêu cầu vô lý của người khác.

Bạn là người làm chủ thời gian của chính mình

Bạn là người duy nhất hiểu nhu cầu của bản thân, vì thế, với những điều không muốn làm, hãy thẳng thắn từ chối.

Nói không không phải lúc nào cũng sai

Hãy suy nghĩ thật kỹ trước mọi câu trả lời và nhớ rằng không phải lúc nào lời từ chối cũng là sai. Hãy nói “có” với những điều bạn thật sự quan tâm và thấy điều đó đúng đắn.

Nói không minh bạch và tử tế

Đừng gửi tin nhắn hay yêu cầu của ai đó. Nói không rõ ràng với thái độ thân thiện và dứt khoát.

Tham khảo:   9 nỗi sợ phổ biến nhất khiến con người bị kìm hãm

Tôn trọng và thẳng thắn với đối phương

Luôn làm như vậy tốt nhất có thể khi từ chối ai đó. Đừng giải thích quá nhiều hay đi sâu vào chi tiết. Chỉ cần truyền đạt hiệu quả quan điểm của bạn và tiến về phía trước.

Đưa ra giải pháp thay thế nếu muốn

Nếu không nghĩ bản thân phù hợp với yêu cầu, thì hãy đề xuất ai đó có thể đáp ứng tốt công việc hơn bạn. Nếu chưa có thời gian tham gia vào lúc này, hãy đề xuất một thời điểm khác.

Nói không không phải lúc nào cũng xấu. Trong cuộc sống, bạn phải đối mặt với rất nhiều sự việc. Có chuyện tốt, chuyện xấu. Nhưng đừng cả nể. Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định đồng ý hay từ chối. Cuộc sống là do bạn quyết định. Đừng ngại nói không nếu thấy điều gì đó không phù hợp, thay vì ngại mà đồng ý để rồi đẩy bản thân vào tình huống khó khăn.

Hi vọng bài viết giúp giúp bạn cải thiện giao tiếp và biết cách từ chối tốt hơn.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo