37. Kinh nghiệm việc làm

7 cách để cải thiện kĩ năng mềm và tránh những tình huống khó xử trong cuộc sống

Ai cũng đã từng 1 hoặc 2 lần trải qua những tình huống khó xử, kì quặc trong cuộc sống. Bạn đang định ôm ai đó nhưng họ lại chỉ định bắt tay nên trông bạn như thể đang vỗ vào lưng họ. Người bạn hẹn hò hỏi bạn muốn ăn kem vani hay sô-cô-la và vì lý do nào đó, bạn lại kể cho anh ấy về lần mình phát nôn sau khi ăn vani. Có thể bạn không thực sự vụng về như mình nghĩ nhưng chỉ ý nghĩ rằng mình kì quặc thôi cũng đủ để bạn cư xử thiếu tự tin. Những lời khuyên dưới đây có thể sẽ giúp bạn tự tin hơn và thoải mái khi giao tiếp với mọi người thay vì sợ hãi xã hội. Cũng cần nhớ rằng nếu tình trạng lo lắng khi tiếp xúc với mọi người ảnh hưởng tới khả năng tương tác hàng ngày của bạn thì hãy cân nhắc tới việc đi gặp chuyên gia tư vấn – những người có thể mang lại nhiều cách khác nhau giúp bạn vượt qua vấn đề.

1. Chú ý tới hiện tại

Chúng ta đã quá quen với việc đa nhiệm – cả trong suy nghĩ lẫn hành động – tới nỗi không nhận ra chúng có thể khiến cho người ta đang nói chuyện cùng thấy khó chịu thế nào. Eva Glasrud viết: Khi đang ở cùng ai đó mà bạn bị phân tâm bởi những ý nghĩ hay cảm xúc khác thì họ sẽ nhận ra. Có thể là ánh mắt bạn không tập trung hoặc bạn phản ứng chậm… Hoặc thậm chí còn rõ ràng hơn nữa khi bạn sử dụng điện thoại trong khi vẫn “lắng nghe” họ nói. Điều đó sẽ khiến người đối thoại buồn, như thể là họ không hề quan trọng hoặc bạn không chân thành lắng nghe.

Khả năng tập trung được nhắc tới ở đây được gọi là chánh niệm (mindfullness – khả năng tập trung toàn bộ cảm xúc và tâm trí). Bạn có thể dần dần cải thiện điều này thông qua thực hành như tập trung vào hơi thở và những cảm xúc mà bạn cảm thấy trong từng khoảnh khắc.

Tham khảo:   Tâm sự của một Coder: Tìm bug phải dựa vào cả linh cảm lẫn quy tắc

2. Tập trung vào người khác

Jennifer McGinnis nói rằng: Điều hay ho nhất mà tôi học được để cải thiện kĩ năng mềm của mình là nghĩ đến người khác thay vì nghĩ về bản thân. Thay vì lo lắng xem mình đang thể hiện thế nào, tôi chú tâm hơn tới việc nghĩ xem những người khác đang cảm thấy thế nào. Có khi là người đối thoại cùng bạn cũng đang cảm thấy không thoải mái và nhận ra điều đó có thể khiến bạn thấy thư giãn hơn.

3. Cư xử theo tiêu chí “nếu như”

Hay nói cách khác là cứ giả bộ cho tới khi nó biến thành sự thực. Deborah Crawford viết: Cư xử theo kiểu “nếu như” là 1 kĩ năng mềm rất hay. Mọi chuyện sẽ thế nào nếu mình cư xử thế này? Giả vờ như bạn là chủ xị của bất kì cuộc gặp gỡ nào và khiến mọi người cảm thấy được chào đón, cười, giao lưu bằng mắt và nói xin chào.

 

Một nghiên cứu cũng gợi ý rằng bạn có thể thay đổi cảm xúc bằng cách thay đổi hành vi. Ví dụ như mỉm cười có thể giúp bạn thấy khỏe mạnh hơn và tỏ ra tự tin ngay cả khi bạn không tự tin sẽ thực sự giúp bạn tự tin hơn (hay còn gọi là phương pháp “power pose”).

2 phút để lấy lại tự tin làm bất kì việc gì

4. Thực hành và đánh giá

Những tình huống kì quặc cũng như 1 vòng luẩn quẩn. Bạn càng cảm thấy tồi tệ thì càng khó nói chuyện với người khác và như thế lại càng khiến bạn thấy không thoải mái. Đó là lý do vì sao Jeremy Mifsud gợi ý mọi người nên tìm kiếm và tham gia có chủ đích các tình huống khác nhau như một dạng thử nghiệm: Cách tốt nhất để cải thiện kĩ năng mềm là tự đưa mình vào những tình huống thực tế. Sau đó, hãy nghĩ về những gì bạn thích và xem mình còn muốn điều gì khác ở những tình huống như vậy.

Tham khảo:   Sống đẹp là gì và những cách giúp bạn sống đẹp

5. Tham gia vào các lớp học ứng biến

Hari Alipuria gợi ý những ai thường cảm thấy không tự nhiên trong các tình huống xã hội đi theo chỉ dẫn của anh trong các buổi sân khấu ngẫu hứng. “Hầu hết các tình huống khó xử gây ra bởi bạn suy nghĩ quá nhiều. Suy nghĩ nhiều lại bắt nguồn từ sự sợ hãi. Ứng biến bắt buộc bạn phải thực sự tham gia vào khoảnh khắc hiện tại. Thay vì nghĩ về bản thân, tôi thực sự lắng nghe và tiếp tục nội dung dựa trên những gì họ nói”.

Điều này cũng giống với ý tưởng của McGinnis là chúng ta nên thôi tập trung vào bản thân, về những gì tồi tệ có thể xảy ra trong tương lai và những sai lầm đã xảy ra trong quá khứ, hơn hết là hãy tập trung vào cuộc hội thoại trong hiện tại.

6. Kết giao với những người có kĩ năng mềm tốt

Ankit Sethi viết: Tôi thấy rằng cách tốt nhất để phát triển kĩ năng mềm là làm bạn, một tình bạn tương đối thân thiết, với những người cởi mở và quảng giao hơn tôi. Tôi đi cùng họ tới các sự kiện và họ giới thiệu tôi với những người bạn mới. Bởi mối liên hệ với những người bạn quảng giao, tôi không phải bắt đầu từ con số 0 – tôi thực sự có được 1 dạng chấp thuận ngầm nào đó.

 

Một điểm cộng khác là họ biết cách điều khiển các cuộc nói chuyện dễ dàng, cho bạn lựa chọn tham gia khi bạn có gì đó muốn nói hoặc im lặng khi bạn không muốn. Cuối cùng thì bạn cảm thấy thoải mái khi có thể tự mình nói chuyện với mọi người mà không cần những người “bạn tán gẫu” nữa.

7. Đặt câu hỏi

Đừng dùng những tương tác hàng ngày như 1 cơ hội để áp đặt giá trị và niềm tin của bạn lên người khác. Hãy nghĩ tới việc làm cách nào để khiến họ thấy thư giãn và cho họ cơ hội để bày tỏ ý nghĩ, cảm xúc của mình. Karen Engdahl nói: Thay vì cố gắng đưa ra quan điểm của mình, hãy đặt câu hỏi. Đừng nói chen, đừng cảm thấy phải cố gắng lấp đầy sự im lặng bằng những lời tán gẫu.

Tham khảo:   9 truyện cười thâm thúy về cuộc sống

Tác giả: Shana Lebowitz

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo