37. Kinh nghiệm việc làm

Cuộc sống của một quản trị viên hệ thống Linux

Nếu đang suy nghĩ về việc trở thành quản trị viên hệ thống hoặc tiếp tục sự nghiệp của mình, bạn nên đọc bài viết này, rút ra từ kinh nghiệm của một người trong nghề.

Quản trị hệ thống Linux là một công việc, vừa mang lại niềm vui, tạo ra những thành tựu tuyệt vời nhưng cũng gây ra sự bực bội, thách thức về tinh thần, tẻ nhạt và khiến người admin cảm thấy kiệt sức. Quản trị hệ thống Linux cũng như bất kỳ công việc nào khác, có cả những ngày tốt và những ngày tồi tệ. Giống như hầu hết các quản trị viên hệ thống, bạn phải tự tìm cho mình sự cân bằng phù hợp. Một quản trị viên hệ thống Linux phải thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của mình ở nhiều mức độ khác nhau, liên quan đến tự động hóa và thao tác thủ công, hay thực hiện một số lượng lớn nghiên cứu.

Có hai câu hỏi sẽ được trả lời trong bài viết này. Đầu tiên là “Làm thế nào để một người trở thành quản trị viên hệ thống?” Và thứ hai, “Quản trị viên hệ thống Linux làm nhiệm vụ gì?”.

Trở thành quản trị viên hệ thống

Trở thành quản trị viên hệ thống

Thực tế là không có nơi đào tạo hay lộ trình học thực sự nào cho các quản trị viên hệ thống Linux, vậy làm thế nào để trở thành quản trị viên hệ thống Linux? Hầu hết các quản trị viên hệ thống Linux (gọi tắt là SA – System Administrator) đều bước vào lĩnh vực này một cách tình cờ. Một số quản trị viên đã coi Linux như một ngành phụ, trên con đường trở thành quản trị viên hệ thống Unix, khi sự quan tâm dành cho mảng này tăng lên vào cuối những năm 1990. Tới lúc Linux trở thành một tiêu chuẩn của trung tâm dữ liệu và các phiên bản Unix khác nhau trở nên phổ biến, những người say mê đã chuyển hướng để trở thành quản trị viên Linux.

Nhiều quản trị viên Linux mới bắt đầu lựa chọn công việc này vì sở thích. Một quản trị viên Linux kể rằng, ngay khi nhìn thấy Linux lần đầu tiên vào năm 1995, ông đã bị cuốn hút. Đến tháng 1 năm 1996, ông khởi xướng Linux User’s Group (LUG) ở Tulsa, Oklahoma, xuất phát từ sự thất vọng với Unix Special Interest Group (Unix SIG).

Sự khởi đầu của ông với Linux rất khó khăn. Lần đầu tiên ông chạy Linux là vào đầu năm 1995 khi làm việc tại WorldCom. Người này đã cài đặt một FTP/download server cho đồng nghiệp trong nhóm hỗ trợ desktop của mình. Vài tuần sau, ông được một trong những “bậc thầy” trong nhóm khác cho biết: “Chúng tôi không cho phép Lye-nix xuất hiện trên mạng của mình”. Tuy nhiên, ông không bận tâm về việc điều đó có được phép hay không, vì vậy ông đã giữ máy chủ, nhưng cài đặt Samba trên đó và thay đổi thông tin tiêu đề daemon, để làm cho hệ thống nhỏ của mình trông giống như một máy chủ Windows.

Sau khi rời nhóm hỗ trợ desktop, người này chuyển sang quản trị domain Windows. Ông đã lén cài đặt một hệ thống Red Hat Linux 4.0 và che giấu nó khỏi những con mắt tò mò. Ông cũng đã cài đặt Samba trên đó để “đánh lừa” vị trưởng nhóm khó chịu từng hỏi ông: “Máy chủ Linux đó làm được gì cho chúng ta?”. Câu trả lời của ông là “Nó không làm được gì cho tất cả mọi người, nhưng rất nhiều đối với bản thân tôi. Tôi sử dụng nó cho việc nghiên cứu”. Ông đã giữ hệ thống Red Hat Linux cho đến khi chuyển sang một nhóm khác. Linux vẫn không được phép sử dụng trên mạng công ty nơi ông làm việc. Nhưng ông vẫn không quan tâm. Ông không dự định ngồi “chết dí” với Windows 3.11 và Windows 95, trong khi phần còn lại của thế giới đang nhiệt liệt ủng hộ Linux.

 

Ngay cả việc bắt đầu LUG cũng khó khăn. Vị quản trị viên này chỉ thu hút được khoảng 8 người quan tâm. Sau gần một năm, người này quá nản lòng để tiếp tục và đã truyền “ngọn đuốc” LUG cho một thành viên khác trong nhóm. Nhóm LUG này vẫn hoạt động cho đến ngày hôm nay và họp mặt mỗi tháng một lần trong khuôn viên trường Đại học Tulsa. Họ vẫn tổ chức các ngày hội và rất nhiều hoạt động. Và, dù bạn có tin hay không, Linux hiện là hệ điều hành *nix chính trong trung tâm dữ liệu mà trước đây từng không cho phép sử dụng nó. Những người làm việc ở đó chưa từng đưa ra lời xin lỗi chính thức về việc này và cũng chẳng ai nói: “Này, Ken, anh đã đúng về Linux”.

Tham khảo:   6 chiến lược xây dựng thương hiệu mà doanh nghiệp cần biết

Khác với việc “lén” bước vào nghề quản trị hệ thống Linux như trường hợp trên đây, con đường trực tiếp và được khuyến nghị hơn vẫn là tự học, nhưng hãy tham gia một số lớp Linux chính thức để chứng minh các mốc học tập của mình. Tự học là điều tuyệt vời, nhưng bạn sẽ vẫn chỉ là người đam mê hoặc có sở thích, trừ khi có thể chứng minh kiến ​​thức của mình bằng các chứng chỉ hoặc một số bằng chứng khác. Tự học là điều đáng khen ngợi nhưng bạn sẽ có những khoảng trống đáng kể trong quá trình học. Bạn nên đặt việc lấy được chứng chỉ làm mục tiêu, cho dù bạn có thực sự quan tâm đến việc đó hay không. Để có một khởi đầu tốt đẹp, hãy xem các video của Giáo sư Messer trên YouTube.

Ngoài ra, sử dụng các tài nguyên miễn phí như Opensource.com và Enable Sysadmin để nâng cao kiến ​​thức và mở rộng cơ hội học tập.

Quản trị viên hệ thống Linux làm nhiệm vụ gì?

Trở thành quản trị viên hệ thống

Một quản trị viên hệ thống Linux phải đóng nhiều vai trò khác nhau và môi trường càng nhỏ, bạn sẽ càng có nhiều vai trò cần đảm đương hơn. Quản trị Linux bao gồm sao lưu, khôi phục file, khôi phục sau thảm họa, xây dựng hệ thống mới, bảo trì phần cứng, tự động hóa, bảo trì người dùng, quản lý hệ thống file, cài đặt và cấu hình ứng dụng, quản lý bảo mật hệ thống và lưu trữ. Quản trị hệ thống bao gồm mọi khía cạnh của quản lý phần cứng và phần mềm cho cả hệ thống vật lý và ảo.

Tham khảo:   20 điều "Nghịch Lý" nhưng lại là "Chân Lý" trong cuộc sống hiện nay!

Bên cạnh đó, bạn cũng cần một nền tảng kiến ​​thức rộng về cấu hình mạng, ảo hóa, khả năng tương tác và thậm chí là cả các hệ điều hành Windows. Một quản trị viên hệ thống Linux cần có một số kiến ​​thức kỹ thuật về bảo mật mạng, tường lửa, cơ sở dữ liệu và tất cả các khía cạnh của mạng đang làm việc.

 

Lý do là, mặc dù nhiệm vụ chủ yếu của bạn là quản trị viên hệ thống Linux, nhưng bạn đồng thời cũng là thành viên của nhóm hỗ trợ lớn hơn, thường phải làm việc cùng nhau để giải quyết các vấn đề phức tạp. Bảo mật, dưới hình thức này hay hình thức khác, thường là gốc rễ của các vấn đề mà một nhóm hỗ trợ phải đối mặt. Một người dùng có thể không có quyền truy cập phù hợp hoặc được cấp quyền truy cập quá nhiều. Một daemon có thể không có quyền chính xác để ghi vào thư mục nhật ký. Một ngoại lệ tường lửa chưa được lưu vào cấu hình đang chạy của thiết bị mạng. Có hàng trăm điểm lỗi trong mạng và công việc của bạn là giúp xác định vị trí, rồi giải quyết những lỗi đó.

Quản trị hệ thống Linux cũng yêu cầu bạn luôn đi đầu trong việc áp dụng những phương pháp thực tế tốt nhất, tìm hiểu phần mềm mới, duy trì các bản vá, đọc và tuân thủ những thông báo bảo mật, cũng như áp dụng các bản cập nhật phần cứng. Một ngày của quản trị viên hệ thống rất bận rộn. Trong thực tế, bạn không bao giờ thực sự kết thúc được mọi công việc. Trở thành quản trị viên hệ thống là một công việc 24/7, diễn ra liên tục 365 ngày, sẽ gây tổn hại cho bạn, cả về thể chất và tinh thần.

Đâu là phần khó nhất của công việc?

Trở thành quản trị viên hệ thống

Làm các công việc liên quan đến kỹ thuật tương đối dễ dàng. Nhưng đối phó với những người liên quan đến công việc ấy mới thực sự khó khăn. Nghe có vẻ khủng khiếp nhưng đó là sự thật. Một mặt, bạn phải đối phó với quản lý của mình (điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng). Bạn là người bị khiển trách khi mọi thứ có vấn đề và khi mọi thứ đi đúng hướng, thì đó “chỉ là một phần công việc của bạn”.

Những người đồng nghiệp dường như cũng không làm cho cuộc sống của một quản trị viên trở nên tốt đẹp hơn. Bạn sẽ đối phó với những đồng nghiệp lười biếng, không có động lực thường xuyên đến mức cảm thấy như mình đang tự mình gánh vác tất cả mọi việc vậy. Không phải tất cả đồng nghiệp đều xấu. Một số người đồng nghiệp rất siêng năng và chủ động. Thật khó để thực hiện công việc của mình và sau đó gánh phần trách nhiệm là đảm bảo mọi người khác cũng làm tốt việc của họ.

Tham khảo:   19 cuốn sách Marketing hay nhất mọi thời đại

Rồi sau đó là người dùng. Một người làm công việc quản trị viên hệ thống từng nói: “Bạn biết đấy, đây sẽ là một công việc tuyệt vời nếu tôi không phải giao tiếp với người dùng”. Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, không có người dùng thì quản trị viên cũng chẳng có việc để làm. Đối phó với máy tính rất dễ dàng, nhưng đối phó với con người mới thực sự khó khăn. Học cách hít thở, mỉm cười và tuân thủ nguyên tắc, nếu bạn muốn sống sót, cũng như duy trì sự tỉnh táo của mình.

Trở thành quản trị viên hệ thống Linux là một công việc hữu ích, nhưng kèm với đó là rất nhiều trách nhiệm. Công việc này đôi khi khó chịu, có lúc lại thực sự thú vị. Các quản trị viên hệ thống Linux đến từ nhiều nền tảng khác nhau. Họ cũng là những người sáng tạo và thú vị nhất trong giới CNTT. Các quản trị viên hệ thống Linux có thể là nghệ sĩ, đầu bếp, nhà sản xuất bia, nhà làm phim, nhà văn, nhà sản xuất đồ nội thất, đấu sĩ, võ sĩ và hàng tá sở thích kỳ lạ khác.

 

Quản trị hệ thống không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Nó dành cho những người muốn giải quyết các vấn đề phức tạp và cải thiện trải nghiệm điện toán cho mọi người trên mạng của mình. Đó là một công việc đáng được trân trọng.

:

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo