37. Kinh nghiệm việc làm

10 niềm tin về nghề nghiệp hoàn toàn sai lầm

“Thật tốt khi học hỏi từ sai lầm của chính mình nhưng sẽ tốt hơn nếu học hỏi từ sai lầm của người khác” – Warren Buffett”.

10 năm trước, tôi đã từng là một học sinh, sau đó trở thành một chủ kinh doanh, người làm việc tự do (freelancer), được leo lên vị trí cao hơn trong một công ty, blogger và đi dạy.

Vâng, đó là một con đường sự nghiệp (career path) hết sức bình thường và chúng cũng không phải là điều tôi từng mong đợi. Thế nhưng, cuộc đời đâu có diễn ra theo cách bạn muốn.

Đơn giản thôi, bởi vì chúng ta là những con người và là con người thì ai cũng mắc lỗi.

Gần đây, tôi nhận được email từ một độc giả hỏi tôi về sai lầm lớn nhất trong sự nghiệp của tôi là gì.

Câu hỏi này khiến tôi suy nghĩ và viết rất nhiều.

Và sau khi viết được hơn 2.000 từ về những sai lầm nghề nghiệp của mình, tôi đã nghĩ: “này anh bạn, anh đã phạm phải tất cả các sai lầm có thể rồi đấy”.

Dù gì đi nữa, tôi cũng đã quyết định gạt bỏ tất cả những suy nghĩ đó và liệt kê ra danh sách 10 lầm tưởng hàng đầu trong sự nghiệp của mình. Tôi hy vọng một trong số này sẽ giúp bạn nhận ra điều gì đó.

1. Cho rằng con đường sự nghiệp là một đường thẳng

Cụ thể, đây chính là bài học quan trọng nhất mà tôi đã học được. Đầu tiên, tôi học được rằng các giả thuyết luôn là thứ tệ hại. Tất cả chúng ta đều đưa ra giả định về rất nhiều thứ mà chẳng bao giờ đặt câu hỏi hay tìm hiểu về chúng cả.

Sự nghiệp

Một trong những giả thuyết đó chính là cho rằng con đường sự nghiệp luôn diễn ra theo đường thẳng. Ai đã từng nói điều này vậy? Khi nghĩ về nó, tôi chẳng hiểu tại sao ngày trước mình lại khẳng định như thế.

Đại loại là như thế này:

Hoặc:

Hoặc:

Bạn là một doanh nhân, bạn bắt đầu kinh doanh, tăng trưởng, bạn nghĩ rằng bạn thật tuyệt vời, bạn đầu tư nhiều hơn số tiền bạn kiếm được, bạn tìm cách tiếp cận các nhà đầu tư, bạn nợ tiền họ và cuối cùng, bạn phá sản.

Một lần nữa: Tại sao chúng ta lại làm những điều này? Quá dễ để đoán trước tất cả. Cuộc sống quá ngắn để cứ dành thời gian làm những thứ nhàm chán.

Hãy thúc đẩy “đường cong học tập” của bạn (learning curve). Học nhiều hơn, kiếm tiền nhiều hơn. Hãy tạo ra các bước nhảy. Và thi thoảng, trong quá trình học hỏi, bạn cũng nên lùi lại một chút. Tuy nhiên, điều đó sẽ ổn thôi bởi vì bạn sẽ kiếm được nhiều hơn trong thời gian tới.

Trong nền kinh tế hiện nay, bạn có thể “chào hàng” rất nhiều thứ. Lần đầu tiên trong lịch sử, đa phần các công ty (chứ không phải tất cả) cũng không còn quan tâm tới độ tuổi, giới tính, chủng tộc và bằng cấp – họ quan tâm nhiều hơn tới giá trị mà bạn có thể mang lại cho họ.

Thế nên, hãy “khoe” bản thân bằng những sản phẩm tuyệt vời. Bằng cách nào? Đó chính là học nhanh hơn. Thông tin hiện nay xuất hiện ở khắp mọi nơi nên hãy sử dụng chúng.

 

2. Coi tiền là ưu tiên số 1

Tôi đã từng như vậy đấy. Và nếu bạn cũng như tôi thì có 3 thứ có thể xảy ra:

Tham khảo:   Làm thế nào để thu hút người khác giới không bởi vẻ bề ngoài?

Chẳng có gì sai khi làm những điều này nhưng chúng không hề bền vững. Tôi không ngăn bạn dừng kiếm tiền, bạn nên hiểu điều đó.

Sự nghiệp

Tuy nhiên, thay vì tập trung vào tiền bạc thì tại sao lại không tập trung vào những thứ mà mang đến cho bạn sự hài lòng nhiều hơn, chẳng hạn như học hỏi, kinh nghiệm, làm những công việc bạn quan tâm hay mang lại giá trị cho cuộc đời của những người khác?

Đa phần mọi người có làm theo lời khuyên này không? Có thể là không bởi vì họ không thể nói không với tiền bạc. Chỉ có duy nhất một quy tắc đơn giản về tiền bạc và tự do, đó là hãy sống đúng với những gì bạn có. Và vâng, rất khó để thực hiện.

3. Lãng phí thời gian

Bạn không thể tin nổi có bao nhiêu buổi tối và cuối tuần tôi lãng phí chỉ để xem tivi, đi chơi, mua sắm “vô tội vạ” hay chơi những trò vô bổ.

Chắc chắn rồi, giải trí là điều tốt nhưng điều này không có nghĩa là bạn nên nghỉ ngơi trong từng giây phút rảnh rỗi mà bạn có.

Hãy xem này, đây là cuộc đời của bạn và đây là sự nghiệp của bạn. Thế nên, hãy nghiêm túc với nó.

Tôi có thể hỏi bạn điều này được không? Kỹ năng của bạn là gì? Chúng có gì khác biệt so với những người khác?

Nếu không biết câu trả lời thì đã đến lúc bạn nên đi tìm chúng rồi đấy. Hãy bắt đầu học hỏi, luyện tập, làm việc đi. Hãy làm thứ gì đó mà giúp bạn có thể trở thành chuyên gia về nó.

4. Chọn việc hơn chọn ngành

10 năm trước, tôi đã thử may mắn của mình trong nhiều lĩnh vực, bao gồm nhà hàng – khách sạn, thời trang, công nghệ thông tin và ngân hàng. Nhưng vài năm gần đây, tôi chỉ toàn tâm toàn ý với tư vấn và giáo dục!

Tôi ước gì mình đã làm điều này sớm hơn. “Nhảy” từ ngành này sang ngày khác đã khiến tôi phải trả giá rất đắt. Thế nên, bạn phải nắm được ngành, thị trường, các quy tắc bất thành văn, chính bạn phải tìm ra thứ phù hợp với bạn.

 

Đa phần mọi người quyết định điều họ muốn trở thành (hoặc họ chỉ “vứt” mình vào trong một công việc nào đó). Và họ cố gắng tìm kiếm một công việc – họ không quan tâm tới đó là ngành gì miễn sao họ được trả lương. Hoặc họ muốn trở thành một doanh nhân, một freelancer và họ bắt đầu theo đuổi tiền bạc.

Tuy nhiên, đây không phải là một chiến thuật hiệu quả trong dài hạn bởi vì bạn sẽ không bao giờ trở thành chuyên gia về một thứ gì đó. Thay vì thế, hãy lựa chọn một hoặc hai ngành mà bạn thấy đam mê và cam kết tìm kiếm cơ hội ở đó.

5. Tìm kiếm sự thoải mái

“Ah, tôi đã làm việc chăm chỉ và giờ đây, tôi ổn”. Hãy nghĩ lại đi. Bạn chưa bao giờ an toàn cả.

Tham khảo:   Bí quyết sống đẹp: Hãy luôn đặt mình vào vị trí của người khác

Cuộc sống là một cuộc cạnh tranh. Người kế tiếp đang kiên nhẫn chờ đợi cho tới khi bạn gặp rắc rối và khi đó, họ sẽ lao vào cướp vị trí của bạn.

Sự nghiệp

Đó có thực sự đúng không? Chân thành mà nói, tôi cũng không biết nhưng tôi thích coi nó như vậy.

Tại sao? Bởi vì nó buộc tôi phải dành toàn bộ sự tập trung và năng lượng của mình vào thứ đang làm.

6. Không đòi hỏi thứ gì cả

Ồ vâng, bạn là một người tốt. Chúng tôi biết điều đó. Nhưng đừng quá tốt!

Những người khác sẽ chiếm chỗ của bạn, đẩy bạn ra và bạn kết thúc mà chẳng có thứ gì trong tay cả. Bạn không cần phải trở thành một kẻ đê tiện, chỉ cần bạn biết rằng thương trường là chiến trường.

Và tất cả mọi thứ đều là “thương trường”: nghệ thuật, thể thao, truyền thông, công sở, đồng nghiệp và bất cứ thứ gì bạn tham gia vào đó.

Nếu muốn thứ gì, bạn phải yêu cầu nó, đòi hỏi nó. Muốn tăng lương? Hãy lên tiếng với sếp. Chẳng ai tự mang nó đến với bạn.

“Này, bạn quả là một người tuyệt vời. Đây là túi tiền dành cho bạn”. Chẳng bao giờ xảy ra đâu!

7. Không theo đuổi đam mê

Với chủ đề này, có hai phe phái. Một phep cho rằng bạn nên theo đuổi đam mê và phe còn lại kiên quyết phản đối.

Điều hài hước ở chỗ những người mà nói rằng bạn nên theo đuổi đam mê thì chính họ lại chẳng bao giờ theo đuổi đam mê của họ. Bạn hiểu chứ? Thế quái nào họ lại khuyến khích những người khác theo đuổi đam mê?

Giờ đây, tôi thực sự không thích từ “đam mê” một chút nào – và tôi cũng không thích toàn bộ cuộc tranh luận đó. Nhưng tất cả những điều tôi có thể nói đó là:

Cuộc sống không phải là vĩnh viễn. Bạn có thực sự muốn dành thời gian cho những thứ mà khiến bạn phát ngán hay không?

8. Không lắng nghe người khác

Khi nhận bằng thạc sĩ Quản trị Kinh doanh cách đây vài năm, tôi đã nghĩ rằng tôi là một “quý ông”. Tôi chẳng nghe những người có nhiều kinh nghiệm hơn tôi nói. Đó là một sai lầm vô cùng lớn.

Sự nghiệp

 

Thực tế hoàn toàn khác với những thứ được viết trong sách. Tôi không hề nhận ra điều đó.

Giờ đôi, tôi khiêm tốn hơn và biết lắng nghe mọi người. Tôi cũng sẵn sàng im lặng để nghe những người trẻ, ít kinh nghiệm hơn tôi nói. Và chúng, thường là những ý tưởng rất tuyệt.

9. Muốn quá nhiều, quá nhanh

Mặc dù sự nghiệp không phải là thứ sẽ diễn tiến theo phương trình tuyến tính nhưng bạn cũng không thể tạo ra những bước đại nhảy vọt mỗi ngày. Và ban đầu, tôi đã cố gắng di chuyển quá nhanh.

Giờ đây, tôi kiên nhẫn hơn nhiều.

Trước khi bắt đầu viết blog, tôi đã tập viết hàng trăm bài luận khác nhau. Trước khi bắt đầu với sự nghiệp huấn luyện/tư vấn, tôi cũng thử sức mình trong lĩnh vực marketing và tiếp thị.

Tham khảo:   Làm thế nào để kiểm soát cơn tức giận?

Sẽ không ai hiểu được con đường của bạn và ổn thôi vì đó là cách mà bạn sẽ trưởng thành.

10. Không yêu cầu sự giúp đỡ

Sự nghiệp

Có lẽ, bạn quá tự mãn. Có lẽ bạn nghĩ rằng mọi người sẽ tin bạn là kẻ ngốc. Có lẽ, bạn không hề được tôn vinh nếu làm như vậy.

Nhưng nếu không yêu cầu sự giúp đỡ thì một điều chắc chắn là: bạn sẽ không bao giờ có được điều bạn muốn.

Gần như mọi thứ trong cuộc đời đều được tạo nên từ các nỗ lực mang tính đồng đội. Ngay cả khi bạn tự làm hoàn toàn thì bạn vẫn cần những người khác. Và tất nhiên, họ cũng cần bạn.

Các câu chuyện thành công “tự thân” (Self-made) toàn là giả dối.

Bất cứ khi nào ôm đồm quá nhiều thứ, hãy nhờ sự giúp đỡ của những người khác. Hãy tìm đến đồng nghiệp, đối tác, bạn bè, gia đình. Họ sẽ giúp bạn và nếu họ từ chối thì họ không hẳn đã là bạn của bạn.

Cuối cùng: Đây là sự nghiệp của bạn.

Tại sao lại không nghiêm túc với nó? Không trân trọng nó? Đó là thứ tôi mà tôi đã không “biết đủ” cho tới vài năm trở lại đây. Tôi đã quá thụ động!

Nếu cảm thấy mình không hạnh phúc với công việc hiện tại hoặc cách làm thế nào để tiến lên thì hãy THAY ĐỔI. Đó là lời khuyên lớn nhất dành cho bạn.

Hãy làm nó ngày hôm nay. Bạn biết tại sao không? Nếu không làm hôm nay thì còn khi nào nữa?

Cả bạn và tôi đều biết câu trả lời cho câu hỏi đó.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo