37. Kinh nghiệm việc làm

Một sai lầm phổ biến nhất khi viết đơn xin việc ngay cả người thành công cũng mắc phải

Không có đơn xin việc (résumé) nào là hoàn hảo. Ngay cả những chuyên gia cực kì thành công cũng mắc phải 1 lỗi nhỏ nào đó. Amy Adler – một chuyên gia viết thư xin việc đã được cấp giấy chứng nhận, một huấn luyện viên về lĩnh vực quản lý và cũng là 1 chiến lược gia về sự nghiệp cho các nhà quản lý – đã từng đọc hơn 4,000 thư xin việc của những cấp lãnh đạo (executive) và nói rằng có 1 lỗi sai phổ biến mà rất nhiều người trong số những nhân vật thành công này mắc phải.

Cô nói với tờ Business Insider rằng: “Những người lãnh đạo thường có sự nghiệp thành công sâu và rộng. Nhưng thật kinh ngạc khi nhận ra rằng đơn xin việc của họ không phải khi nào cũng trình bày những điểm mạnh và thành công có liên quan tới nhu cầu mà bên tuyển dụng đang cần“. Amy cho biết những người ở vị trí lãnh đạo thường có cách tiếp cận tập trung vào bản thân (self-centered approach) nhưng điều này không thể giúp họ về lâu về dài.

Cô cho biết: “Khi viết đơn xin việc mà không nghiên cứu hay tưởng tượng xem vị trí tiềm năng đó yêu cầu điều gì, họ chỉ dựa trên ý nghĩ rằng bên tuyển dụng sẽ đọc đơn xin việc của họ và bất chợt nhận thấy người này là phù hợp, quan trọng và có thể đảm đương được vị trí đang khuyết. Sự thật là người tuyển dụng không quan tâm về những người mà họ chưa biết và cũng không tưởng tượng xem người này nên ở vị trí nào“. Ví dụ như những người tìm việc thường liệt kê những việc họ đã làm trong đơn xin việc như sau.

Tham khảo:   9 quy tắc vàng để thành triệu phú đừng để lỡ

Adler nói: “Để kể lại câu chuyện sự nghiệp của mình, họ thường nói: Tôi đã làm được những việc rất tuyệt vời. Một vài ví dụ có thể kể tới như bộ phận tái cấu trúc cắt giảm 16% lượng nhân viên toàn thời gian và nhờ đó tăng lợi nhuận thuần lên $150 nghìn; quy trình cải tiến ABC đã tạo ra mức tăng trưởng qua từng năm (YOY growth) là 5% và mang tới 43 khách hàng mới hàng năm“.

Những điều nói trên không phải không tốt. Thực chất thì đó chúng là những điều mà bên tuyển dụng cần ở 1 thành viên trong nhóm của mình, nhưng Adler cũng nói thêm rằng:

Nhưng những điều đó không nói được gì về vai trò của họ trong tương lai cả. Khi tôi đọc những dòng như vậy trong 1 đơn xin việc, tôi băn khoăn không biết làm thế nào để những con số như vậy có thể chuyển hóa thành nhu cầu của người tuyển dụng. Tôi thường nói với khách hàng của mình, ngay cả với những người có phẩm chất và thành tích rất tốt, rằng không khi nào 1 đơn xin việc lại có thể chứng tỏ chủ nhân của nó xứng đáng với vị trí này mà lại không cho thấy vai trò của họ trong tương lai, những yêu cầu mà người tuyển dụng đòi hỏi, những kì vọng của họ về ứng viên và và cách đo lường thành công sau này.

 

Adler nói thêm rằng: “Một vài câu hỏi trên đây có thể trả lời 1 cách độc lập, thông qua thông tin thị trường và những trang đăng tuyển việc làm trực tuyến, nhưng 1 số sẽ được trả lời thông qua những buổi phỏng vấn trực tiếp“.

Tham khảo:   20+ quy định khắc nghiệt đối với tiếp viên hàng không

Tác giả: Jacquelyn Smith

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo