15. Quản Trị Digital Marketing

So sánh quảng cáo và PR: Các điểm giống nhau và khác nhau

Trong những lĩnh vực tiếp thị, quảng cáo và PR là hai chiến lược quan trọng hay bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, hai chiến lược này có các mục tiêu và phương pháp hoàn toàn khác nhau. Quảng cáo là một công cụ trả tiền, cho phép bạn điều khiển nội dung, tiếp cận được với hàng triệu người khác nhau. Trong khi đó, PR tập trung vào mối quan hệ và xây dựng sự tin cậy đến từ thương hiệu. Vào , 92% người tiêu dùng tin tưởng hơn vào nội dung PR hơn là quảng cáo truyền thống. Chủ đề của bài viết này là so sánh quảng cáo và PR, giúp bạn thấy rõ sự khác biệt giữa hai khía cạnh này, và hiểu rõ hơn về cách hình ảnh thương hiệu được tạo ra và duy trì trong thế giới của marketing như thế nào.

So sánh quảng cáo và PR: Các điểm giống nhau và khác nhau

So sánh quảng cáo và PR: Các điểm giống nhau và khác nhau

PR là gì?

PR là viết tắt của “Public Relations” còn được gọi là Quan hệ công chúng. Trong Marketing, nói dễ hiểu hơn PR là quá trình giao tiếp nhằm mục đích xây dựng các mối quan hệ có lợi cho tổ chức. Có thể nói PR là hoạt động quảng bá và xây dựng hình ảnh thương hiệu. 

Những hình thức của PR được thực hiện thông qua các hoạt động như:

  • Phát hành thông cáo báo chí
  • Tổ chức sự kiện
  • Tham gia các chương trình truyền thông
  • Tạo dựng nội dung trên các kênh truyền thông xã hội
    Hoạt động PR của Google

    Hoạt động PR của Google

Một ví dụ về PR giúp phát triển hình ảnh thương hiệu: Năm 2014 virus Ebola lây lan mạnh mẽ  gây ra hệ quả nghiêm trọng và lấy đi sinh mạng của rất nhiều người. Lúc đó, hàng triệu người đều chú ý và quan tâm các thông tin về đại dịch. Google đã khởi đầu cho một chiến dịch quyên góp, trong đó họ cam kết quyên góp 2 đô la cho mỗi 1 đô la mà người khác quyên góp thông qua trang web của họ. Chiến dịch này đã thu hút sự quan tâm từ phía các phương tiện truyền thông và đã đạt được thành công nổi bật khi Google huy động được tổng cộng 7,5 triệu đô la.

Tham khảo:   11 Ý tưởng tuyệt vời cho Content Marketing

Quảng cáo là gì?

Quảng cáo là hình thức tuyên truyền, giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, tổ chức hay ý tưởng đến công chúng. Theo Forrester Consulting cho thấy quảng cáo có thể giúp tăng doanh số bán hàng lên tới 10% cho doanh nghiệp. Quảng cáo thường được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, báo chí, đài phát thanh, internet, mạng xã hội,..

Quảng cáo có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như:

  • Theo phương thức truyền tải: Quảng cáo truyền hình, quảng cáo báo chí, quảng cáo đài phát thanh, quảng cáo trực tuyến,…
  • Theo mục đích: Quảng cáo thương mại, quảng cáo phi thương mại,…
  • Theo đối tượng mục tiêu: Quảng cáo đại chúng, quảng cáo nhắm mục tiêu,…
    So sánh quảng cáo và PR về sự khác nhau của chúng trên nhiều lĩnh vực

    So sánh quảng cáo và PR về sự khác nhau của chúng trên nhiều lĩnh vực

So sánh quảng cáo và PR: Những điểm giống nhau giữa quảng cáo và PR

Quảng cáo và PR đều là những hoạt động truyền thông hướng đến xây dựng nhận thức và hình ảnh thương hiệu tích cực trong tâm trí khách hàng. Nhìn chung có thể nói rằng quảng cáo và PR đều:

  • Có thể giúp doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng, tăng nhận diện thương hiệu thông qua các hoạt động
  • Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng
  • Thông qua hai hoạt động quảng cáo và PR có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh thu lợi nhuận. 
Tham khảo:   Tổng đài ảo Cloud mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

So sánh quảng cáo và PR: Những điểm khác nhau giữa quảng cáo và PR

Quảng cáo và PR là hai hoạt động marketing quan trọng, nhưng có những điểm khác biệt cơ bản. Dưới đây là một số điểm so sánh giữa quảng cáo và PR:

Khía cạnh Quảng cáo PR
Khái niệm Kỹ thuật thu hút sự chú ý đối với sản phẩm, dịch vụ thông qua phương thức trả phí Hoạt động giao tiếp chiến lược để xây dựng mối quan hệ cùng có lợi giữa công ty và công chúng
Chi phí Phải trả phí Có thể không mất phí
Tập trung vào Quảng cáo sản phẩm, dịch vụ để thu hút đối tượng khách hàng tiềm năng Duy trì hình ảnh tích cực của doanh nghiệp trên phương tiện truyền thông

Mục đích chính

Tạo ra nhận thức về sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của doanh nghiệp Xây dựng hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp. 
Phương thức hoạt động Thường được thực hiện thông qua các kênh truyền thông đại chúng như truyền hình, báo chí, đài phát thanh, internet,… Quảng cáo thường sử dụng các hình thức như video, banner, bài viết,… Truyền thông đại chúng: PR có thể được thực hiện thông qua các bài báo, phóng sự, chương trình truyền hình,…Quan hệ cộng đồng: PR có thể được thực hiện thông qua các hoạt động cộng đồng, từ thiện,…Quan hệ nhà đầu tư: PR có thể được thực hiện thông qua các báo cáo tài chính, các sự kiện dành cho nhà đầu tư,…

Đối tượng nhắm đến

Khách hàng tiềm năng Nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm khách hàng, đối tác, nhà đầu tư,..
So sánh sự khác nhau quảng cáo và PR trên nhiều lĩnh vực

So sánh sự khác nhau quảng cáo và PR trên nhiều lĩnh vực

Cả quảng cáo và quan hệ công chúng đều là những phương tiện sử dụng các kênh truyền thông để truyền tải thông điệp với phương thức tiếp cận khác nhau. Quảng cáo là việc trả phí để truyền tải thông điệp, trong khi PR tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ và tương tác với công chúng. Quảng cáo thường làm nổi bật những thông điệp có thể kiểm soát, trong khi PR thường xây dựng niềm tin thông qua lời đề xuất của bên thứ ba. Do đó, để phát triển một chiến lược tiếp thị hiệu quả và bền vững, doanh nghiệp có thể tích hợp cả hai hoạt động này một cách có hệ thống và kế hoạch kỹ càng để truyền tải thông điệp tốt nhất.

Tham khảo:   Chiến lược truyền thông là gì? Cách xây dựng chiến lược truyền thông

Xem thêm:

5 lời khuyên hiệu quả khi thiết lập quảng cáo Facebook

Đo lường tỷ lệ ROI của quảng cáo số

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo