15. Quản Trị Digital Marketing

Những yếu tố giúp chiến dịch truyền thông mạng xã hội thành công

Trong kỷ nguyên số, mạng xã hội là một phần thiết yếu cho các chiến dịch truyền thông. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam xếp thứ 22 trong số các nước sử dụng mạng xã hội nhiều nhất trên thế giới, đây chính là “mỏ vàng” mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua.

SocialMediaCampaign

Có rất nhiều mạng xã hội hiện đang phát triển tại Việt Nam

1. Kế hoạch được phát triển bài bản

Những chiến dịch thành công nhất trên mạng xã hội thường bắt đầu với một kế hoạch được chuẩn bị kĩ lưỡng. Kế hoạch này cần được phát triển chuyên biệt, tương thích với chiến dịch nhưng cũng cần phải hài hòa với chiến lược truyền thông mạng xã hội tổng thể của công ty. Các mục tiêu không được mâu thuẫn với nhau và chiến dịch sẽ là sự kế thừa phong cách và giọng điệu hiện có của thương hiệu.

Để phát triển kế hoạch, hãy bắt đầu bằng việc nghiên cứu: thống kê toàn diện lượng theo dõi tài khoản công ty trên các kênh mạng xã hội và nhận định đâu là nơi phù hợp để cải thiện trong mối tương quan với đối thủ cạnh tranh.

Mạng xã hội khác nhau phục vụ cho mục đích khác nhau, do đó hãy chọn những mạng xã hội phù hợp nhất với nhu cầu của bạn. Ví dụ, Instagram và Facebook phù hợp để quảng bá cho ngành hàng FMCG trong khi LinkedIn sẽ rất tốt để xây dựng hình ảnh cho các thương hiệu lớn, hướng tới sự chuyên nghiệp. Hiểu được nơi khách hàng mục tiêu dành thời gian và nghiên cứu các chiến dịch gần đây trong ngành hàng sẽ giúp bạn nắm được các xu hướng hiện tại, từ đó áp dụng thành công trong chiến dịch của công ty.

Khi bạn quyết định được loại chiến dịch bạn dự định triển khai trên mạng xã hội, đây là lúc để phân phối ngân sách và nguồn lực. Chiến dịch của bạn có cần đến việc trả tiền quảng cáo trên mạng xã hội hay bạn muốn dựa hoàn toàn vào lượt tiếp cận tự nhiên? Trả lời câu hỏi này là 1 cách hỗ trợ phân bổ ngân sách trong chiến dịch truyền thông mạng xã hội.

budget_calculator_graph

Hãy phân bổ ngân sách theo mục đích chiến dịch

Với 49% lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn cầu dự định sẽ tăng ngân sách cho truyền thông mạng xã hội trong năm nay, phân bổ ngân sách cho chiến dịch mạng xã hội sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn cần đến những nguồn bổ trợ như nền tảng mạng xã hội, CRM hay nền tảng tự động để triển khai ý tưởng, hãy nhớ khoanh vùng phạm vi mong muốn.

Sau khi nghiên cứu ý tưởng, bước tiếp theo là chuẩn bị ngân sách phù hợp và lên kế hoạch cho chiến dịch mạng xã hội, đồng thời chọn một đội ngũ những người thực hiện chiến dịch. Phân công vai trò rõ ràng trước khi chiến dịch chính thức bắt đầu giúp tránh nhầm lẫn và trách nhiệm chồng chéo giữa các thành viên. Ở mức tối thiểu, bạn nên phân công trách nhiệm rõ về thông điệp, thiết kế và quảng bá. Nếu bạn chuẩn bị chạy một chiến dịch truyền thông mạng xã hội đa kênh, hãy chắc chắn bạn lựa chọn đội ngũ thành viên có kinh nghiệm trong các kênh này để thực hiện tốt nhất.

Tham khảo:   Ứng dụng tâm lý học màu sắc trong marketing và xây dựng thương hiệu

Phần cuối cùng của kế hoạch là lựa chọn phương pháp đo lường mức độ thành công và ROI của chiến dịch. Để làm được điều này, bạn cần xác định mục tiêu – thành tố tiếp theo của một chiến dịch thành công.

2. Mục tiêu rõ ràng

Trước khi bắt đầu bất cứ một chiến dịch marketing nào, bạn cần xác định rõ các mục tiêu. Quyết định những gì bạn muốn đạt được ngay từ lúc bắt đầu chiến dịch sẽ giúp bạn đo lường và phân tích kết quả dễ dàng hơn. Chiến dịch truyền thông mạng xã hội có thể có nhiều mục tiêu bởi mỗi phần lại nhằm đạt được một mục đích khác nhau. Từng mục tiêu bạn lựa chọn nên phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Dưới đây là một vài mục tiêu phổ biến nhất:

• Tăng nhận thức thương hiệu. Nếu công ty bạn mới ra đời (hoặc mới thâm nhập mạng xã hội), bạn cần phải khác biệt hóa nó so với những công ty khác cùng lĩnh vực. Một số phần của chiến dịch nên nhắm tới mục đích tăng nhận thức thương hiệu. Nếu khách hàng không thể nhận diện được thương hiệu, chiến dịch sẽ không thành công.

Kết hợp yếu tố chia sẻ vào chiến dịch là cách tốt để nâng cao nhận thức thương hiệu và ảnh hưởng trực tuyến. Để đo lường sức ảnh hưởng của thương hiệu trên mạng, hãy dùng các số liệu thống kê như tổng like hay follower, tổng lượt nhắc đến hay số lượng tải ứng dụng.

How-to-use-Social-Media-to-Raise-Brand-Awareness-720x480

Tăng nhận thưc thương hiệu là 1 trong số các mục tiêu phổ biến nhất

• Tăng lượt truy cập website. Đây là mục tiêu của hầu hết các chiến dịch marketing, đồng thời có vai trò quan trọng trong việc gia tăng hình ảnh của thương hiệu trên mạng. Website càng nhận được nhiều truy cập thì cơ hội mọi người chia sẻ về website hoặc nội dung trên mạng xã hội và nhấn theo dõi tài khoản công ty trên những mạng xã hội yêu thích của họ càng tăng cao.

Để tăng truy cập, hãy đưa người dùng tới thẳng trang landing page – nơi mà họ có thể thực hiện hành động tiếp theo. Sử dụng Google Analytics hay nền tảng thống kê Web của bạn để kiểm tra các con số thống kê quan trọng như lượt ghé thăm Web, lượt truy cập nhờ vào mạng xã hội, thời gian trên web hay tương tác tổng quan của người dùng.

• Tăng lòng trung thành của khách hàng. Nâng cao lượt truy cập cho website chỉ là mục tiêu ngắn hạn. Trong dài hạn, bạn cần hướng đến việc tăng thời gian khách hàng có mặt trên website và mức độ quay lại thường xuyên.

Tham khảo:   MarTech và AdTech: Công nghệ nào phù hợp với chiến dịch marketing của bạn?

Nếu lòng trung thành khách hàng là 1 trong số các mục tiêu, hãy cân nhắc tới 1 chiến dịch truyền thông xã hội yêu cầu người dùng truy cập website vài lần để đăng nhập và tìm kiếm thông tin. Để đo lường mức độ trung thành, những con số như lượt like page, thời gian truy cập trung bình hay phần trăm người dùng mới sẽ giúp ích cho bạn.

• Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi. Nếu công ty bạn được biết đến rộng rãi và nhận được lượt truy cập website lớn, chiến dịch nên tập trung vào việc cải thiện tỷ lệ chuyển đổi website hoặc ứng dụng. Trong trường hợp bạn cân nhắc chuyển đổi, tỉ lệ mua hàng hay đăng ký tài khoản, bạn có thể điều chỉnh chiến dịch mạng xã hội cùng với các tỉ lệ chuyển đổi website.

Hãy yêu cầu người dùng hoàn thành một biểu mẫu hoặc đăng ký để nhận được một thứ gì đó có giá trị đối với họ và không quên chú ý đến tỉ lệ chuyển đổi nếu bạn hướng tới việc xây dựng mối quan hệ dài hạn với khách hàng thông qua chiến dịch. Để đo lường ảnh hưởng của chiến dịch mạng xã hội lên chuyển đổi, bạn sẽ cần tới các con số như tổng lượng truy cập website, tổng số chuyển đổi và số chuyển đổi có sự trợ giúp của mạng xã hội.

3. Quảng bá chéo kênh

Trừ khi bạn là một thương hiệu nổi tiếng với hàng triệu khách hàng trung thành, chiến dịch truyền thông mạng xã hội cần đến những kênh marketing khác để đạt được kết quả cuối cùng. Những chiến dịch mạng xã hội thành công nhất là một phần của chiến dịch marketing phức hợp – nơi mà việc truyền thông mạng xã hội được hỗ trợ bởi một số kênh khác. Có 2 lợi ích của việc quảng bá chiến dịch truyền thông mạng xã hội đa kênh: Những người bạn tiếp cận thông qua mạng xã hội được nhắc qua các kênh truyền thông khác và những người không hoạt động trên mạng xã hội cũng sẽ được thông báo về tin tức cần thiết.

Crosschannel-marketing

Đừng quên phối hợp các kênh marketing khác nhau

Những người theo dõi đã rất quen thuộc với thương hiệu nên rất sẵn sàng theo dõi chiến dịch trên mạng xã hội và có xu hướng tham gia sau khi được gợi nhắc trên một kênh khác. Bạn có thể “nắm bắt” những người không theo dõi bạn trên mạng xã hội hoặc ít hoạt động hơn qua email, các công cụ tìm kiếm hay quảng cáo.

Tiếp cận những người khác nhau ở những khoảng thời gian khác nhau qua nhiều kênh marketing làm tăng khả năng đạt được thành công cho chiến dịch. Hãy cẩn trọng với phân khúc của bạn và thời gian. Bạn sẽ không muốn khiến khách hàng hiện tại cảm thấy choáng ngợp hoặc gây phiền toái cho khách hàng tiềm năng khi cung cấp quá nhiều thông tin ở cùng thời điểm.

Tham khảo:   Số hóa là gì? Lợi ích số hóa đem lại cho doanh nghiệp

Hãy chỉ nhắc nhở một cách khéo léo qua 1 số “điểm chạm” với nhiều kênh tập trung khách hàng mục tiêu khác nhau có khả năng tạo chuyển đổi cao hơn so với việc bạn chỉ quảng cáo trên kênh mạng xã hội được chọn.

4. Thống kê toàn diện

Chiến dịch của bạn đạt hiệu quả thế nào? Liệu rằng chương trình mạng xã hội này có thành công trong việc tiếp cận những mục tiêu đề ra hay không?

Khi phân tích thành công của chiến dịch, bạn sẽ hiểu được rõ tầm quan trọng của các chỉ rõ gắn liền với mục tiêu được đặt ra trước khi chiến dịch bắt đầu.

Thống kê toàn diện giúp bạn có được cái nhìn tổng thể về chiến dịch

Thống kê toàn diện giúp bạn có được cái nhìn tổng thể về chiến dịch

Vượt qua khỏi việc đạt được mục đích, có bất cứ số liệu xấu nào được cải thiện sau chiến dịch hay chưa? Trong thời kỳ nhất định, đánh giá xem liệu bạn có thấy được sự khác biệt trong đăng nhập tài khoản, giá trị vòng đời khách hàng và các số liệu tương tác khác đối với công ty hay không.

Có thể doanh thu từ các khách hàng có được thông qua chiến dịch truyền thông mạng xã hội cao hơn những người từ các chiến dịch tìm kiếm. Hoặc có thể những khách hàng đăng nhập thường xuyên hơn hoặc thích hứng với các công cụ nhanh hơn. Đó là 1 số cách để nghĩ về ROI của chiến dịch mà không gắn trực tiếp tới doanh thu.

Những chiến dịch truyền thông mạng xã hội thành công nên tác động nhiều hơn so với việc chỉ dừng lại ở việc đếm số lượng người theo dõi. Sử dụng 4 nhân tố trên đây như là “kim chỉ nam” cho chiến dịch tiếp theo sẽ mở rộng lượt tiếp cận khách hàng, có được sự thấu hiểu hơn từ khách hàng mục tiêu và đạt được mục tiêu kinh doanh dài hạn.

Nguồn: Marketingland

Bài liên quan:

  • Để thành công với Marketing trên mạng xã hội
  • Các lỗi truyền thông mạng xã hội điển hình
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo