15. Quản Trị Digital Marketing

Omni-channel Marketing – hơn cả tiếp thị đa kênh

Hoạt động marketing đang chứng kiến những sự phát triển nhanh chóng và vượt trội. Chúng ta đang chuyển từ tiếp thị theo chiều rộng sang hướng cá nhân hóa, giao tiếp 1:1 với khách hàng qua rất nhiều kênh và thiết bị mà họ sử dụng. Hiệu quả và ROAS (lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo) của phương tiện truyền thông in ấn, quảng cáo truyền hình, các chiến dịch email marketing hàng loạt dường như đang có dấu hiệu đi xuống.

Omni-Channel Marketing là gì?

Omni-channel theo định nghĩa của Wikipedia, là sự phát triển từ multi-channel nhưng lại tập trung hơn vào những trải nghiệm mang lại cho các khách hàng khi họ thực hiện hành động mua sắm.. Thuật ngữ Omni-Channel có thể đã thông dụng trong giới marketing, nhưng nó đặc biệt đề cập đến sự thay đổi: Các nhà tiếp thị lúc này cần phải cung cấp trải nghiệm liền mạch cho khách hàng, bất kể là ở kênh hay thiết bị nào. Người tiêu dùng có thể tham gia mua sắm tại cửa hàng, trên một trang web trực tuyến hoặc ứng dụng di động, thông qua catalog, hay các phương tiện truyền thông xã hội. Họ có thể truy cập vào các sản phẩm và dịch vụ bằng cách gọi điện thoại đến công ty,  bằng cách sử dụng ứng dụng trên điện thoại di động của họ, hoặc với máy tính bảng, máy tính xách tay, máy tính để bàn…  Mỗi phần của quá trình trải nghiệm này phải thống nhất và bổ sung cho nhau.

Omni-Channel Marketing

Omni-Channel Marketing

Vậy một trải nghiệm omni-channel liền mạch thật sự là như thế nào? Theo John Bowden, Phó chủ tịch cấp cao bộ phận chăm sóc khách hàng của Time Warner Cable:

Multi-channel (đa kênh) là cái nhìn dựa vào quá trình hoạt động – làm thế nào để khách hàng hoàn tất giao dịch trong mỗi kênh. Còn Omni-channe là xem xét các trải nghiệm dựa trên con mắt của khách hàng, điều phối trải nghiệm đó trên các kênh sao cho luôn liền mạch, tích hợp và nhất quán. Omni-channel thấy trước được rằng khách hàng bắt đầu ở một kênh nhưng sẽ di chuyển sang kênh khác để tiến đến kết quả, và khiến trải nghiệm vốn phức tạp ấy trở nên dễ dàng. Nói đơn giản, omni-channel là multi-channel được thực hiện hoàn hảo.

Tham khảo:   5 Phương pháp tìm kiếm khách hàng mới và thúc đẩy doanh số

Vậy làm thế nào để có thể “omni-channel”?

Đứng ở vị trí khách hàng

Thường xuyên xem lại những trải nghiệm khách hàng của bạn qua việc nghiên cứu, tham gia mua  sắm và kết nối với các sản phẩm. Hãy tự thực hiện đặt hàng, tương tác với tất cả các kênh có sẵn, gửi đi một yêu cầu hỗ trợ. Nếu có thể, hãy thực hiện với cả người kiểm tra nội bộ lẫn bên ngoài. Hãy chắc chắn rằng tất cả đều có những trải nghiệm thú vị và không có bất kì rào cản nào.

Đo lường mọi thứ

Dữ liệu có ở khắp mọi nơi (và ngày càng trở nên “khổng lồ”) và các nhà tiếp thị nên học cách tận dụng điều đó. Trong hội thảo Data Driven Marketing,  Julie Bernard của Macy có nói:

“Giờ đây chúng ta có thể đo lường sự thành công bằng phản hồi của người thực trong thời gian thực ngoài việc đo lường từ chiến dịch cá nhân. Chúng ta có đủ dữ liệu ở cấp khách hàng để xem cách một người tương tác với kênh trực tuyến và cả trong cửa hàng, từ đó giúp điều chỉnh thông điệp và những đề nghị thích hợp hơn theo kênh. Cần cố gắng cân bằng việc sử dụng dữ liệu khách hàng để thông báo nội dung phù hợp cho họ với việc sử dụng hiểu biết về người tiêu dùng để đảm bảo rằng sự liên quan đó được kết hợp để đem lại cảm giác khám phá đầy cảm hứng.”

Phân loại đối tượng khách hàng

Cần hiểu được dữ liệu nào là hữu ích cho bạn, và phân khúc khán giả cho phù hợp. Những điểm dữ liệu nào thực sự giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng? Sử dụng tự động hóa tiếp thị, bạn có thể nắm bắt thông tin này để xây dựng hồ sơ phong phú về khách hàng và hành trình trải nghiệm của họ.

Những dữ liệu này có thể sử dụng để làm case cho từng trường hợp khách hàng và xây dựng đặc tính khách hàng.  Ví dụ, người dùng iOS, giới tính nam, làm việc trong ngành công nghệ cao và đang trong độ tuổi từ 25 và 35 có nhiều khả năng mua hàng dựa trên thông số kỹ thuật. Nếu bạn phát hiện bạn đang tiếp thị đến đối tượng đó, bạn có thể làm nổi bật thông số kỹ thuật hiển thị trong trang đích của mình.

Tham khảo:   Google thay đổi cái nhìn về các công cụ AI content

Xây dựng nội dung/thông điệp

Nội dung và thông điệp chính là chìa khóa của bạn. Nếu trước đó khách hàng đã tham gia tương tác hoặc mua sản phẩm, bạn có thể muốn xem xét điều này trong thông điệp tiếp thị. Nếu một khách hàng đã đặt một mặt hàng nào đó vào giỏ nhưng chưa mua, hãy sử dụng content marketing để nhắc họ về ý định đó.

Nếu một khách hàng thường xuyên nhận được mail giới thiệu sản phẩm bổ sung cho những gì họ đã mua trước đó, họ sẽ cảm thấy đang được nói chuyện với vai trò của một cá nhân, điều này sẽ tăng cam kết, lòng trung thành, và nguyện vọng mua hàng của họ.

Lắng nghe và phản hồi

Hãy xem xét việc lắng nghe và hồi đáp sẽ mang lại ích lợi như thế nào cho đội ngũ hỗ trợ, sản xuất, bán hàng và chăm sóc khách hàng của bạn. Trong một bài báo gần đây trên Digiday, giám đốc chiến lược truyền thông xã hội toàn cầu của GM đã nói:

“Điều quan trọng là phải cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Nếu chúng ta có thể kết nối các liên hệ xã hội vào hệ thống dữ liệu CRM [Quản trị quan hệ khách hàng] đã có, chúng ta sẽ được những danh mục đầy đủ về khách hàng. Nếu chúng ta biết tên và các thông tin liên quan về họ, biết họ thích đến cửa hàng mua đồ hay không, chúng ta sẽ có cách phục vụ họ như họ muốn.

Lắng nghe và phản hồi trên kênh/thiết bị được ưu tiên

Càng ngày con người càng sử dụng nhiều thiết bị trong quá trình giao dịch. Hãy chắc chắn rằng bạn có thể lắng nghe và đáp ứng những tương tác này. Ví dụ, một nhà bán lẻ thương mại điện tử cần cố gắng để “bảo quản” hàng trong giỏ hàng trên mọi thiết bị – nếu bạn thêm một mục vào giỏ hàng mua sắm trên điện thoại di động, nó vẫn phải ở đó khi bạn đăng nhập vào máy tính và tiếp tục giao dịch.

Tham khảo:   Giá trị thương hiệu là gì? Những chiến lược gia tăng giá trị hiệu quả

Neil Mohan của Google nói rằng: “Nếu bạn chỉ cần tập trung vào nền tảng di động, bạn đang giải quyết vấn đề của ngày hôm qua”. Người tiêu dùng lướt nhanh qua lại giữa nhiều thiết bị, từ điện thoại thông minh đến máy tính để bàn, từ máy tính xách tay đến máy tính bảng và TV. “90% người tiêu dùng bắt đầu giao dịch trên một thiết bị và kết thúc nó với một thiết bị khác” – ông nói: “Người tiêu dùng còn đang đi trước một bước so với các nhà quảng cáo”.

Hãy bắt đầu Omni-channel Marketing ngay hôm nay!

Theo Marketo

Bài liên quan: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng từ nhiều kênh khác nhau

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo