15. Quản Trị Digital Marketing

9 nguyên nhân khiến email của bạn bị từ chối

Email lần thứ 101. Không gì khó chịu bằng việc bạn thức dậy, check mail và thấy những email quảng cáo bạn đã đọc từ tối qua, nay lại trong có trong Hộp thư đến.

Gửi email cũng là một cách giao tiếp. Hãy cư xử lịch sự!

Gửi email cũng là một cách giao tiếp. Hãy cư xử lịch sự!

Email cũng giống như một cuộc hẹn hò, có người phù hợp, người lại không. Nếu biết nắm bắt cơ hội, mail của bạn có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, từ đó, xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài. Hoặc, khách hàng của bạn có thể nhận ra tuy nó ko phù hợp với họ, nhưng lại là sản phẩm tuyệt vời để giới thiệu cho bạn bè của mình. Đây cũng là cơ sở để bạn xây dựng nguồn khách hàng tiềm năng và ngược lại.

Tuy nhiên, cũng giống như hẹn hò, nhiều người có thể đi sai đường. Cho nên nếu bạn có chiến lược hiệu quả, bạn hoàn toàn có thể khai thác được thế mạnh của email maketing. Dưới đây là 9 lỗi thường gặp trong quá trình làm email maketing. Liệu bạn đã từng gặp?

1. Ấn tượng xấu ngay từ tiêu đề
Trước khi đọc nội dung email, khách hàng thường có thói quen lướt qua dòng tiêu đề. Rất nhiều trong số đó chỉ có khoảng 50 kí tự, thậm chí là ít hơn. Một số có dòng tiêu đề cổ điển khuyên khách hàng “không nên làm gì đó” đươc copy cẩu thả; hoặc viết hoa tất cả các chữ cái, hay sử dụng quá nhiều dấu cảm thán. Nghiêm trọng hơn, một số còn mang những thông điệp lừa dối. Những dòng tiêu đề “Cảnh báo” hay “Lặp lại” có thể giúp bạn tăng lượng người mở tin, nhưng sẽ không đem khách hàng đến cho bạn.

Tip: Kiểm tra kĩ dòng tiêu đề trước khi gửi để chắc chắn chúng thể hiện đúng mục đích gửi email của bạn.

2. Nội dung thiếu thuyết phục
Liệu email của bạn có quá khô khan, dài và đơn điệu? Bạn hãy thử tưởng tượng rằng những vị khách hàng tương lai của bạn đang cần mua một đôi giày, trong khi, ngay bên cạnh, con chó của cô ấy đang sủa ầm ĩ để đòi ra ngoài và cô ấy còn có một cuộc họp quan trọng cần phải đi ngay. Vì thế, chắc chắn cô ấy không có đủ thời gian để ngồi giải mã hay phân tích thông điệp của bạn. Đây cũng chính là cơ hội của bạn. Đừng bỏ lỡ!

Tham khảo:   Cảm xúc: Bí mật của một chiến dịch tiếp thị thành công

Tip: Đừng ngại thể hiện cá tính của bạn trong email, nhất là sự thấu hiểu tâm lí khách hàng, thậm chí là một chút nổi loạn đúng mực. Tuy nhiên, gửi email dài như một cuốn tiểu thuyết là điều không nên. Hãy nhớ, mục đích gửi email của bạn là để mời gọi khách hàng hành động!

3. Quên đánh giá sự tương thích với chương trình đọc email
Chắc chắn là bạn chưa bao giờ đến chỗ hẹn với một chiếc áo sơ mi nhàu nhĩ hay một đôi giày còn dính giấy vệ sinh đúng không? Email cũng tương tự. Vì thế, hãy kiểm tra thật kĩ, đừng cẩu thả gửi email cho những vị khách hàng tiềm năng của bạn.

Tip: Trước khi bắt đầu chiến dịch email bất kì nào, bạn cần chắc chắn mẫu email của mình tương thích với các chương trình đọc email phổ biến nhất, đặc biệt là trên điện thoại.

4. Bạn quá chú trọng vào quảng cáo
Nói quá lên về chiều cao của bạn trong hồ sơ hẹn hò trực tuyến – điều đó cũng tương tự như chuyện bạn hứa suông trong email. Bạn có phải một người bán xe? Tuyệt vời. Tôi cũng đang cần mua một chiếc xe hơi. Nhưng nếu như bạn chắc chắn giá xe tuần tới không thay đổi so với thời điểm hiện tại, thì bạn mới nên thực hiện cuộc giao dịch theo kiểu “một lần trong đời”.

Tip: Bạn đang tìm kiếm một mối quan hệ lâu dài, chứ không phải kiểu”tình một đêm”. Vì vậy, quảng cáo quá mức về những thách thức bạn đang gặp phải là điều không nên. Không những thế, nếu bạn phóng đại về những gì bạn không có, chắc chắn cuối cùng khách hàng cũng sẽ phát hiện ra.

5. Bạn quên tên người nhận
Tôi còn nhớ mãi lần hẹn hò tồi tệ nhất hồi đại học, một cô gái hẹn với tôi lại nói rằng cô ấy không nhớ nổi tên tôi. Mặc dù cô ấy đã thừa nhận, do gần đây, cô có khá nhiều cuộc hẹn nên mới thế, nhưng tôi vẫn cảm thấy thiếu được tôn trọng. Các bạn – những người làm email maketing, nên nhớ rằng cá nhân hóa nội dung email là rất cần thiết, nhưng nhớ đừng dùng sai tên người nhận.

Tham khảo:   Quản trị Marketing và 7 thói quen để thành đạt

Tip: Khi bạn sử dụng danh sách email để gửi tin, chỉ nên thêm tên người nhận khi bạn biết chắc chắn. Điều này sẽ dễ dàng hơn nếu bạn sở hữu phần mềm email maketing cho phép bạn chèn footer cuối email.

6. Đốt cháy giai đoạn
Email chắc chắn không phải là nơi để bạn bán hàng. Điều này tương tự như trong buổi hẹn hò, khi bạn còn chưa kết thúc món khai vị đã yêu cầu người kia trả tiền. Bạn hình dung ra hoàn cảnh đó chứ? Người tiêu dùng cũng giống bạn, họ tranh thủ check mail mọi lúc, mọi nơi, ngay cả khi đang xếp hàng mua café. Điều đó lí giải tại sao email là môi trường tuyệt vời để bạn xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng hay giới thiệu về sản phẩm mà bạn đang có. Tất nhiên, đừng chỉ thỏa mãn nhu cầu của mình – hãy nghĩ đến khách hàng trước tiên.

Tip: Bạn chưa nên đề cập đến giá thành sản phẩm trong email. Tốt hơn hết hãy đưa ra một chương trình giới thiệu hay dùng thử miễn phí, nhưng đừng quá lạm dụng.

7. Gửi quá nhiều email
Khách hàng không cần thiết phải đọc email về cách công ty của bạn sửa sang lại văn phòng hay tổ chức lễ kỉ niệm 14 tháng thành lập. Hãy chia sẻ những thông tin đó trên website, blog hay các trang mạng xã hội hoặc là gọi cho mẹ của bạn.

Tip: Nhớ là viết email dành cho người đọc. Khách hàng – đặc biệt là những người gần như không quan tâm đến sản phẩm của bạn, sẽ thấy thú vị và thoải mái khi nhận nó.

8. Email nói xấu công ty đối thủ
Nói xấu đối thủ chứng tỏ rằng bạn chưa tự tin về thương hiệu của mình. Nếu bạn nói những điều đó với khách hàng của công ty đối thủ, điều đó tương tự việc bạn thừa nhận sản phẩm của họ tốt hơn những gì bạn đang có.

Tip: Nên xây dựng chiến lược maketing. Nếu sản phẩm của bạn thực sự tốt, kết quả sẽ nói lên tất cả.

Tham khảo:   Tận dụng Google Analytics trong sáng tạo nội dung

9. Thiếu sự thấu hiểu tâm lí khách hàng
Email maketing cũng giống như một cuộc đối thoại. Đừng gửi những email với nội dung lặp lại hay gửi một email nhiều lần. Hơn nữa, bạn làm chủ công nghệ cơ mà? Tốt nhất, hạn chế cung cấp cho khách hàng của mình những thông tin đã cập nhật sẵn trên website hay các trang mạng xã hội.

Tip: Sử dụng phần mềm email maketing để thu thập, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của khách hàng. Nếu có thể, bạn nên thiết lập cơ sở dữ liệu về mảng này, hoặc tiến hành các cuộc khảo sát khách hàng và lắng nghe họ.

Với những thông tin vừa chia sẻ ở trên, hi vọng rằng bạn đã tối ưu hóa những email của mình để chúng không bị nhầm lẫn với Spam lại phù hợp với tâm lí khách hàng và đến với những người có nhu cầu.

Chia sẻ với Subiz kết quả tuyệt mời mà bạn đạt được nhé!

Bài liên quan: Call to Action – Để email có được hiệu quả cao nhất

Nguồn: blog marketo

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo