29. Kỹ Năng Khởi Nghiệp

Mô hình 3M là gì? Nội dung

Hình minh hoạ (Nguồn: dfi)

Mô hình 3M

Khái niệm

Mô hình 3M là một mô hình giúp nhận thức về cơ hội kinh doanh của Timmon, giúp lượng hóa ý tưởng kinh doanh và đánh giá cơ hội kinh doanh hấp dẫn đến mức nào.

Nội dung

Sử dụng mô hình 3M – cầu thị trường (Market demand), qui mô thị trường (Market size) và phân tích biên lợi nhuận (Margin analysis) – sẽ giúp lượng hóa ý tưởng kinh doanh và đánh giá cơ hội kinh doanh hấp dẫn đến mức nào.

– Trước tiên, xem xét cầu thị trường: Nếu thị trường tăng trưởng 20% hoặc cao hơn thì cơ hội kinh doanh là hấp dẫn. Tuy nhiên không nên cứng nhắc vì tỉ lệ tăng trưởng được coi là thấp hay cao còn tùy thuộc vào bối cảnh vĩ mô của nền kinh tế và sự vọng của nhà kinh doanh (gắn với rủi ro).

– Thứ hai, xem xét qui mô và cấu trúc thị trường: thị trường đang phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh và có triển vọng làm thay đổi phong cách sống thường được coi là hấp dẫn. 

Thí dụ, các thị trường máy tính cá nhân, ổ đĩa và phần cứng máy tính của những năm 1980 đã phát triển “nóng”. Rất nhiều doanh nghiệp mới thành lập và đi đầu trong những công nghệ mới phát triển, trong số đó các công ty Apple, Microsoft và Intel. 

Tham khảo:   Báo cáo tài chính dự toán là gì? Nội dung và tầm quan trọng

Vào thập niên 90, Internet nổi lên như một xu hướng mới thu hút sự chú ý của tất cả mọi người. Bước sang thế kỉ XXI, công nghệ sinh học trở nên hấp dẫn hơn. 

Dạng cấu trúc thị trường khác có triển vọng là các thị trường phân tán bao gồm các doanh nghiệp nhỏ, phân tán cạnh tranh với nhau trên cơ sở từng khu vực. Nhiều tên tuổi lớn trong ngành bán lẻ đã cách mạng hóa những thị trường manh mún, phân tán. 

Thí dụ, những tập đoàn bán lẻ như Wal-mart, Staples và Home Depot đã hợp nhất các thị trường manh mún thông qua cung cấp các sản phẩm có chất lượng với giá cả thấp hơn. Do đó, dẫn đến sự sụp đổ của các cửa hàng tạp hóa nhỏ. 

Các tập đoàn đó đã thay thế các cửa hàng dụng cụ gia đình, thiết bị văn phòng bán giảm giá nằm rải rác ở các địa phương.

– Chữ “M” cuối cùng là phân tích lợi nhuận biên (margin): các doanh nghiệp trong ngành đang xét có hưởng mức lãi gộp (doanh thu – chi phí biến đổi) cao hay thấp (ví dụ so với mức 40%)? 

Tham khảo:   Khởi sự trong doanh nghiệp (Intrapreneurship) là gì? Nguyên nhân

Lãi gộp cao hơn cho phép thu được doanh lợi cao hơn, điều này dẫn đến triển vọng phát triển doanh nghiệp lớn hơn.

Mô tả tổng thể ngành kinh doanh qua các tiêu chí như doanh thu, tỉ lệ tăng trưởng và xu hướng phát triển trong tương lai sẽ góp phần tạo dựng nên bối cảnh cạnh tranh của sản phẩm. 

Trong phần này, cần tránh bàn luận về mô hình kinh doanh – sản phẩm hoặc dịch vụ dự định kinh doanh. Thay vào đó, nên phân tích một cách khách quan với mục đích làm nổi bật một khoảng trống hay ngách thị trường vẫn còn bỏ ngỏ. 

Hiện tại ngành được phân đoạn như thế nào trong tương lai, sẽ phân đoạn ra sao? Sau khi xác định các đoạn thị trường thích hợp, hãy xác định đoạn thị trường mà sản phẩm của bạn nhằm vào. 

Đặc biệt hãy lưu ý để đừng quên biện luận về những xu hướng quan trọng sẽ định hình phân đoạn thị trường đó trong tương lai.

(Tài liệu tham khảo: Lập Kế hoạch Kinh doanh, Thạc sĩ Hoàng Thị Thanh Hương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Phát triển Doanh nghiệp)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo