37. Kinh nghiệm việc làm

10 lý do tại sao bạn không bao giờ thành công

Trong cuốn “The greatest salesman in the world” (tạm dịch: “Người bán hàng vĩ đại nhất thế giới”) của O.G Mandino, có một thực tế quan trọng đã được nêu ra rằng:

 

Trong số hàng ngàn người thông thái may chăng có hai người định nghĩa về thành công theo cách giống nhau, nhưng thất bại luôn được nói đến theo cùng một cách. Thất bại là do một người không có khả năng đạt được bất kỳ mục tiêu khả dĩ nào trong cuộc sống.”

Trong khi thành công mang tính tương đối chủ quan, giá trị của nó có thể lượng hóa và phi lượng hóa thành tiền bạc thì thất bại lại là một công thức giống nhau “trăm người như một“. Dưới đây là 10 lý do tại sao con người thường hay gặp thất bại trong việc vươn tới mục tiêu. Mời các bạn tham khảo!

1. Họ không ý thức được giá trị của thời gian

Họ không ý thức được giá trị của thời gian

Bất kỳ doanh nhân thành công nào cũng biết thời gian có giá trị hơn tiền bạc.” – Richard Branson.

Những người không thành công thường không biết quý trọng thời gian của mình. Họ xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi vì họ thiếu đi khả năng tập trung thời gian hướng đến mục tiêu đề ra. Và khi thời gian trôi qua, họ lại đặt ra những lời hứa hẹn mới – điều mà không bao giờ có kết quả, đơn giản là bởi họ không màng tới việc dành thời gian cần thiết để tiến tới đích.

Làm chủ kỹ năng quản lý thời gian, học cách nói không và xác định nhiệm vụ cần hoàn thành là một bước đi đến thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống.

2. Họ không làm những việc hướng đến mục tiêu của mình

Họ không ý thức được giá trị của thời gian

Không khó để đưa ra quyết định khi bạn biết những giá trị quan trọng với mình.” – Roy Disney.

Mục tiêu càng quan trọng, càng nằm ở vị trí cao hơn trên thang giá trị, càng đòi hỏi tính kỷ luật và sự rèn luyện của bản thân nhiều hơn. Những người không thành công thường nhầm lẫn giữa sự bận rộn với năng suất làm việc. Việc nào họ cũng làm một ít nhưng lại chẳng liên quan tới những giá trị và mục tiêu của bản thân.

Hãy ghi chép lại mục tiêu, chiến lược và cách thực hiện chúng vào sổ để giúp tìm ra những thứ không phù hợp với con đường đi của bạn.

3. Họ không sẵn sàng dấn bước

Họ không ý thức được giá trị của thời gian

 

Mọi người thường nghĩ rằng thành công ở một lĩnh vực nào đó có thể bù đắp cho thất bại ở những lĩnh vực khác, nhưng có thật là như vậy? Hiệu quả thực sự cần có sự cân bằng.” – Stephen Covey

Sếp của bạn rất tệ, bạn ghét công việc hiện tại của mình nhưng chẳng có lý do gì để lơ là và trễ nải trong công việc. Bạn được trả công để làm công việc đó nên hãy làm tử tế. Cuộc đời có nhân quả, bạn làm sao thì sẽ hưởng vậy.

Theo đuổi sự ưu tú trong mọi hoàn cảnh chính là thể hiện sự chín chắn và khôn ngoan của bản thân. Những người không thành công chấp nhận việc bị điểm kém và không bận tâm tới việc tìm kiếm một phương pháp hiệu quả giúp ích cho việc học tập. Rốt cuộc, việc trở thành học sinh ưu tú không hẳn do bạn thông minh đến đâu, mà bởi bạn lên kế hoạch và chuẩn bị cẩn thận đến mức nào. Điều đó khiến bạn cảm thấy thông minh hơn và mang đến những kết quả tốt hơn.

Tham khảo:   20 thứ cần từ bỏ để hạnh phúc hơn trước thềm năm mới

: 20 điều vô giá để có được thành công mà bạn không hề nghĩ đến

4. Tự đặt ra những giới hạn cho chính mình

Họ không ý thức được giá trị của thời gian

Bạn cho rằng bản thân mình ra sao thì bạn chính là như vậy.” – Oprah Winfrey

Những người không thành công thường nói những câu đại loại như: “Tôi không giỏi tính toán“, “Tôi thực sự ghét việc học” và “Tôi không nghĩ mình có thể điều hành một doanh nghiệp thành công“. Họ tự đặt ra giới hạn và bào chữa cho hành vi của mình nhưng điều đó thực ra chỉ khiến họ làm dưới khả năng và nhắm đến những mục tiêu vừa đủ mà thôi.

Hãy gạt bỏ ngay suy nghĩ rằng bạn chỉ có kỹ năng hay khả năng giới hạn cho một công việc nhất định. Ngừng ngay suy nghĩ rằng bạn không thông minh bằng người kế bên bạn. Điều cuộc sống này cần ở bạn đó chính là việc phát huy tối đa khả năng của bản thân cho chính bạn và những người khác.

5. Họ thường tìm cách đổ lỗi

Họ không ý thức được giá trị của thời gian

 

Nếu bạn không thể làm tốt, ít nhất hãy làm cho nó có vẻ tốt.” – Bill Gates

Có những người luôn tìm ra những lý do và lập luận rằng vì sao họ không thể hoặc tại sao họ không nên. Đôi khi, họ nhầm tưởng thói quen xấu này là “nhìn vào thực tế“. Họ thiếu khả năng sáng tạo và luôn tìm cách biện hộ cho việc tại sao không nên làm điều gì đó và họ không bao giờ dám thử.

Cách khắc phục tốt nhất chính là dừng ngay lại khi trong đầu bạn bắt đầu nghĩ ra những cái cớ và bắt tay vào hoàn thành công việc.

: Người thông minh không phải vốn dĩ sinh ra đã thông minh mà họ phải nỗ lực để đạt được điều đó

6. Thiếu tính cộng đồng

Họ không ý thức được giá trị của thời gian

Bạn có thể dễ dàng đánh giá tính cách của một người dựa vào cách họ đối xử với những người không giúp ích gì cho họ.” ― Johann Wolfgang von Goethe

Những người không thành công thường thiếu đi sự khôn ngoan về mặt xã hội. Họ thường nói những câu như: “Ồ, chí ít thì tôi cũng thành thật” hay “Con người tôi là vậy, thích làm gì thì làm“. Họ không biết cách cư xử với người khác và trong nhiều trường hợp họ thường trở nên kiêu ngạo chẳng có chút lý chí gì. Hiển nhiên, chẳng ai thích một người ngồi lê đôi mách, khoác lác, khoe khoang thấp kém hay những người không biết cách nói lời cảm ơn khi được khen ngợi. Những hành vi này là không phải và đó không phải điều mà những người đúng mực nên làm.

Đối xử tử tế và lịch sự với những người bạn yêu quý là điều dễ dàng nhưng đối xử tử tế và lịch sự với người mà bạn không ưa hay luôn bất đồng với bạn – đó là nhân cách.

Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng mà chí ít người có thể thực hiện thành thục. Cách tốt nhất để thử tính cách một người đó là quan sát cách người đó đứng xếp hàng chờ, cách họ xử lý bóng đèn Giáng sinh và cách họ phản ứng khi ai đó làm hỏng những thứ đồ đắt tiền.

7. Hay mơ mộng hão huyền

Họ không ý thức được giá trị của thời gian

Điều nực cười là hầu hết mọi người trong số chúng ta đều biết và tự khẳng định rằng mình là người hay trì hoãn. Họ không cảm thấy xấu hổ vì điều đó. Điều này có liên quan đến việc họ không biết quý trọng thời gian. Họ chấp nhận cuộc sống giống như trước đó, sống như thể họ còn có một cuộc đời khác để dự phòng vậy.

 

Họ nhìn một vòng xem người ta làm thế nào và nếu tất cả đều thất bại thì họ sẽ bấm nút “tiếp theo”, “tua lại” hoặc “tạm dừng”. Hãy hiểu rằng bạn đã bắt đầu chết đi ngay từ thời điểm bạn được sinh ra. Hãy sáng suốt để nhận ra rằng mỗi ngày là một món quà mà bạn mắc nợ với chính bản thân mình để làm hết sức có thể trong 24 giờ, bởi vì ngày hôm nay chẳng ai hứa chắc được điều gì xảy ra vào ngày mai.

8. Họ không hành động

Họ không ý thức được giá trị của thời gian

Làm gì đó ngày hôm nay, tương lai của bạn sẽ biết ơn điều đó.” – Les Brown

Có thể chính bởi quy luật cuộc sống này quá đơn giản nên con người ta luôn coi thường mức độ ảnh hưởng vô cùng quan trọng của nó. Những người không thành công thường có xu hướng suy nghĩ và để lại dấu ấn cá nhân. Họ nói có thể nghe rất hay và ước mơ xem chừng rất lớn nhưng họ thiếu sự can đảm để dấn bước.

Ngừng mơ mộng về những gì sẽ đến, mơ ước không phải điều gì xấu nhưng hãy thức dậy, thể hiện và LÀM điều gì đó. Hãy chấm dứt những cuộc gặp gỡ cà phê chuyện trò “vô ích” và làm điều gì đó đi.

9. Họ không thể đối mặt với khó khăn

Họ không ý thức được giá trị của thời gian

Cứ mãi nắng mà không mưa thì tất thành sa mạc.” – Tục ngữ Ả Rập

Có một chú bé chăn cừu, cậu không phải một chiến binh và cậu rất bé nhỏ. Cậu nhìn tên khổng lồ và nói: “Ta sẽ đánh ngã và cắt đầu ngươi” và đó chính xác là điều mà cậu đã làm.

Vấn đề muốn nói đến ở đây là độ lớn của khó khăn tỷ lệ thuận với khả năng tưởng tượngđộ khó tỷ lệ với sự yếu kém của chúng ta. Những người không thành công chưa hiểu được điều này và họ từ bỏ tất cả quá sớm ngay khi mọi thứ trở nên không dễ chịu và bắt đầu khó khăn. Họ muốn hoa hồng không có gai, có con mà không phải đau đẻ và một hũ vàng nằm phía cuối cầu vồng mà không chịu vượt qua bão tố.

Vượt qua thử thách không chỉ đưa ta gần tới đích hơn mà còn biến ta thành người mà bản thân chưa từng tưởng tượng. Đừng e ngại vượt qua nỗi sợ hãi và tiến đến vùng đất mới, bước ra ngoài vùng an toàn và thử thách chính bản thân mình. Trong khó khăn sự dũng cảm sẽ được hình thành. Bạn sẽ không bao giờ biết được mình mạnh mẽ đến đâu nếu không phải chiến đấu và đôi khi bạn có thể gặp thất bại, nhưng chí ít thất bại của bạn cũng chứng tỏ cho người khổng lồ rằng hắn không hẳn to lớn như hắn nghĩ.

10. Bàng quan với mọi chuyện

Họ không ý thức được giá trị của thời gian

Vâng có những người sinh ra đã là người trung lập. Họ không bao giờ có ý kiến về bất cứ điều gì, họ không thể đưa ra quyết định và ở trên mức ngu dốt thông thường. Họ không thể kéo dài cuộc hội thoại thông minh và cởi mở nếu nó không trực tiếp liên quan tới những gì họ biết.

 

Họ cho rằng mọi người nên nhìn cuộc đời theo cách giống họ. Họ thờ ơ với mọi thứ và không ủng hộ cái gì. Họ không đọc sách, không tự rèn luyện “kiến thức lễ nghi” và không nỗ lực thể hiện bản thân. Thậm chí, nếu họ không vươn tới tiềm năng cao nhất thì cũng chẳng sao vì trong thế giới đầy bí ẩn và kỳ diệu họ vẫn tìm ra cách trở nên tẻ nhạt. Sự bàng quan là một kẻ giết người thầm lặng. Hãy tìm kiếm một điều gì đó khiến bạn đam mê, kể cả khi không kiếm được tiền từ nó. Hãy tận dụng tài năng của bản thân mình.

Những người có thể hoàn thành được mọi việc không quá phi thường như bạn nghĩ. Họ khá bình thường và gần như chẳng còn điểm gì đặc biệt nhưng họ đã tìm ra cách có được chỗ đứng hiện tại và vẫn ở nguyên đó. Họ biết cách làm chủ khả năng giữ kỷ luật và cư xử đúng mực.

Có thể bạn có quá nhiều thứ muốn hoàn thành và đôi khi cảm thấy quá tải vì không có đủ thời gian. Hãy đặt điện thoại xuống, nghỉ ngơi và đừng quan tâm tới việc của người khác, rồi bạn sẽ ngạc nhiên về những tiềm năng của bản thân.

: 13 dấu hiệu cho thấy bạn đang “lãng phí” thời gian một cách vô ích

Chúc các bạn vui vẻ!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo