15. Quản Trị Digital Marketing

10 xu hướng tiếp thị nội dung đáng lưu ý – Phần 2

Trong phần 1 của bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những xu hướng nội dung mới nhất, liên quan đến việc tập trung nội dung cho việc giữ chân khách hàng tiềm năng, mở rộng thêm các lựa chọn tiếp cận khách hàng như ứng dụng AR, lưu ý đến sự phổ biến ngày càng tăng của podcast hay ứng dụng AI để tăng năng suất và hiệu quả tiếp thị.

Tìm đọc: 10 xu hướng tiếp thị nội dung đáng lưu ý – Phần 1

Trong phần 2 này, sẽ là một số lưu ý quan trọng giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ chuyển đổi, tối ưu ngân sách tiếp thị nội dung sắp tới!

Lưu lại các chiến lược tiếp thị sẽ giúp công việc  ​luôn có t

Lưu lại các chiến lược tiếp thị sẽ giúp công việc luôn có tổ chức và hiệu quả

6. Ghi lại chiến lược nội dung

Rất nhiều các doanh nghiệp đã được thành lập từ lâu hay các công ty khởi nghiệp sở hữu các chiến lược tiếp thị nội dung hiệu quả nhưng lại không có bất kỳ tài liệu chính thức ghi chú lại những nội dung quan trọng này này. Viện Tiếp thị Nội dung phát hiện ra rằng 41% trong số họ thiếu tài liệu để hỗ trợ chiến lược nội dung của chính doanh nghiệp mình.

Khi tiếp thị nội dung phát triển, tầm quan trọng của việc có một kế hoạch tiếp thị nội dung phù hợp và rõ ràng sẽ ngày càng tăng lên. Việc ghi chép lại các chiến lược sẽ giúp công việc của bạn luôn có tổ chức và hiệu quả – đặc biệt trong trường hợp cần phải điều chỉnh. Không những thế, nó cũng sẽ giúp các thành viên mới trong nhóm tiếp cận, thích nghi nhanh hơn với các nội dung đang triển khai.

7. Nội dung độc đáo hơn

Rất khó cho các công ty khởi nghiệp trong việc có được sự công nhận về thương hiệu trong những ngày đầu. Vì vậy, điều quan trọng là phải đơn giản hóa kế hoạch tiếp thị nội dung để tập trung vào những khía cạnh tốt nhất của công ty và những gì khiến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trở nên độc đáo.

Tham khảo:   Email marketing chỉ thực sự hiệu quả khi đi kèm hoạt động Email remarketing?

Luôn cập nhật thông tin về những phát triển mới nhất trong thị trường ngách mà mình đang theo đuổi là một cách để làm điều này. Bạn có thể giúp khách hàng của mình bằng cách chú ý đến nhu cầu đang phát triển của họ và đưa ra những giải pháp phù hợp.

Làm được điều này sẽ giúp bạn đạt được ba mục tiêu:

  • Tạo nội dung phù hợp với đối tượng mục tiêu
  • Nổi bật so với đối thủ cạnh tranh và dần ghi dấu ấn thương hiệu
  • Thể hiện năng lực và kiến ​​thức của mình
Nhu cầu giải trí kích hoạt bằng giọng nói đang tăng lên

Nhu cầu giải trí kích hoạt bằng giọng nói đang tăng lên

8. Tận dụng tìm kiếm bằng giọng nói

Sự phổ biến của các thiết bị hỗ trợ như Alexa của Amazon là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy nhu cầu giải trí kích hoạt bằng giọng nói đang tăng lên . Hàng triệu người đã sử dụng loa thông minh trên toàn cầu, phần lớn trong số đó là loa Google Home Mini. Do đó, hầu hết các gia đình ngày nay đều có một thiết bị thông minh có tính năng tìm kiếm bằng giọng nói tiện lợi.

Vì vậy các nhà tiếp thị nội dung cần lưu ý để kết hợp thông tin này vào các chiến dịch của mình trong năm tới, nhất là khi theo ước tính có khoảng 132 triệu người Mỹ hiện đang sử dụng trợ lý giọng nói.

Nội dung trên trang FAQs cũng có lợi cho tìm kiếm bằng giọng nói và là một cơ hội tuyệt vời để các thương hiệu có thể bắt đầu. Khách hàng của bạn sẽ luôn có câu hỏi, vì vậy sẽ rất thành công nếu bạn chú ý sử dụng đúng từ ngữ mà khách hàng thường dùng.

Tham khảo:   Phát triển kinh doanh qua mô hình tài sản thương hiệu David Aaker

9. Cá nhân hóa nội dung

Các kỹ thuật tiếp thị nội dung theo hướng dữ liệu có thể giúp các công ty đã thành lập và mới thành lập tìm hiểu thêm về đối tượng mục tiêu. Dữ liệu bạn thu thập có thể giúp tạo ra những nội dung phù hợp để giải quyết nhu cầu và mong muốn của đối tượng mục tiêu ở mọi giai đoạn trong hành trình mua hàng.

Ngày nay, thật dễ dàng để tìm thấy thông tin về các đối thủ cạnh tranh. Bằng cách nghiên cứu kỹ nội dung của đối thủ cạnh tranh và cách khách hàng mục tiêu phản ứng với nội dung đó, bạn có thể định vị doanh nghiệp của mình theo những cách sáng tạo hơn trong việc xây dựng nội dung để đạt được các mục tiêu tiếp thị.

ABM (tiếp thị dựa trên tài khoản)

ABM (tiếp thị dựa trên tài khoản)

10. ABM (tiếp thị dựa trên tài khoản)

Trước đây, tất cả các nhà tiếp thị B2B đều sử dụng cùng một phễu bán hàng. Ngày nay điều này không còn xảy ra nữa và thực tế chắc chắn sẽ không xảy ra vào . Tiếp thị dựa trên tài khoản đang trở thành chiến lược tiếp thị B2B được ưa thích.

ABM không phải là đưa ra các bài đăng trên blog chung chung để thử và thu hút khách hàng tiềm năng. Nó hoàn toàn ngược lại.

Nó tập trung vào các tài khoản cụ thể và hiệu quả hơn các quảng cáo thương hiệu chung chung trong việc thu hút nhiều khách truy cập đến website. Các chương trình cá nhân hóa của ABM được nhắm mục tiêu cụ thể thông qua tiếp cận chất lượng và xây dựng mối quan hệ – nội dung và trải nghiệm tùy chỉnh.

Nghiên cứu được thực hiện bởi ABM Leadership Alliance và ITSMA cho thấy 76% nhà tiếp thị ghi nhận ROI với ABM cao hơn bất kỳ chiến lược tiếp thị nào khác vào năm . Ngoài ra, 71% doanh nghiệp B2B thấy mối quan hệ được cải thiện với các tài khoản mục tiêu, tăng 55% doanh thu và tăng danh tiếng thương hiệu tới 34% sau khi áp dụng ABM.

Tham khảo:   Điểm mặt 5 xu hướng truyền thông mạng xã hội

Một chiến lược tiếp thị nội dung được lập kế hoạch tốt có thể giúp doanh nghiệp thành công và có được sự chủ động nhất định khi đối mặt với đại dịch đang diễn ra. Vì vậy, hãy tiếp tục cập nhật những xu hướng quan trọng và bổ sung kịp thời vào kế hoạch cho năm tới của mình nhé!

Theo Pam Hughes

Bài liên quan:

  • Nội dung xuất sắc – cách tuyệt vời để giúp doanh nghiệp tăng doanh số
  • Dắt túi 11 “bí kíp” tăng tỷ lệ chuyển đổi trong thương mại điện tử
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo