37. Kinh nghiệm việc làm

5 câu tuyệt đối không được nói trong buổi phỏng vấn xin việc

Một bản CV ấn tượng mới chỉ đưa bạn bước vào phòng phỏng vấn. Từ đây, việc có được nhận vào làm hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào những gì mà bạn thể hiện trước nhà tuyển dụng, bao gồm cả kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, tác phong và tất tần tật những thứ vô cùng nhỏ mà bạn không hề nghĩ rằng họ sẽ chú ý đến. Chính vì vậy, một khi đã ngồi lên chiếc “ghế nóng” phỏng vấn rồi thì đa phần ứng viên nào cũng suy nghĩ rằng phải cố gắng “show off” bản thân hết mình, thậm chí “có gì phải tuôn ra hết”!

Sự thật không phải vậy. Mọi thứ luôn có giới hạn và 5 câu nói sau đây được Tạp chí Forbes khuyến nghị rằng các ứng viên không nên và không bao giờ được nói ra nếu không muốn tuột mất cơ hội trở thành nhân viên của công ty/tổ chức mà mình kỳ vọng.

Xin việc

1. “Tôi chắc chắn mình là người phù hợp với công việc”

Bạn không làm việc trong công ty đang phỏng vấn mình. Bạn hiểu rõ bản thân nhưng bạn không biết nhiều về họ và những thông tin mô tả về công việc không chứa đựng những thông tin quan trọng nhất cũng như nổi bật nhất.

Hãy để họ quyết định ai là người hoàn hảo. Đừng dại dột nói rằng “Tôi chính xác là người phù hợp nhất với vị trí này!” bởi vì câu nói này dường như nghe rất thiếu hiểu biết và thiếu chuyên nghiệp.

Những gì bạn biết trên bản mô tả công việc, các thông trên web hay từ người thân, bạn bè chưa đủ để giúp bạn tự tin rằng mình là người phù hợp nhất mà công ty đang tìm kiếm.

2. “Tôi chỉ cần một cơ hội”

Mọi người đều cần một cơ hội, nhưng đừng dại dột nói ra trong buổi phỏng vấn rằng “Tôi chỉ cần một cơ hội!”. Chẳng có công ty nào thuê bạn chỉ vì thương hại cho “hoàn cảnh” của bạn và chắc chắn là bạn cũng không muốn ai thương hại mình.

Tham khảo:   Những điều cần biết về một nhà phân tích tình báo mạng

Họ sẽ nhận bạn khi họ biết chắc chắn bạn có đủ năng lực chuyên môn, kỹ năng và phù hợp với những gì họ đang tìm kiếm.

Công ty không phải là một tổ chức từ thiện và bạn cũng không phải là người tìm kiếm công việc dựa trên tình thương. Bạn không nên tìm việc bằng cách cầu xin sự cảm thông hay ái ngại. Hãy tìm ra một công việc bạn có thể theo đuổi nó dựa trên sự tự tin vào kiến thức mà bạn có. Từ bây giờ, khi nào trong đầu bạn xuất hiện câu nói “Chỉ cần cho tôi một cơ hội” thì hãy dẹp nó ngay lập tức.

3. “Tôi rất muốn anh là ông chủ của tôi”

Xin việc

Những người phỏng vấn có kinh nghiệm có thể nhận ra năng lực của bạn từ cuộc trò chuyện thay vì chỉ đọc bản CV hay hồ sơ xin việc. Cuộc trò chuyện phỏng vấn của họ có thể mở rộng sang các chủ đề triết học, xã hội, hài hước hay bất kỳ điều gì đủ để họ có thể khám phá ra điểm mạnh cũng như điểm yếu của bạn. Tuy nhiên, đây cũng chính là “bẫy” khiến rất nhiều ứng viên nảy ra ý nghĩ rằng “Ồ, tôi muốn làm việc cho công ty này. Họ tài giỏi quá, họ hiểu biết nhiều quá”.

 

: 8 “trò chơi tâm lý” nhà tuyển dụng áp dụng để đánh giá thực lực của ứng viên trong buổi phỏng vấn

Họ đã nghe quá nhiều lần nghe những câu nói như vậy nên nếu bạn nói ra thì chẳng khác gì bạn đang cố thể hiện mình là người nói dối. Hãy nhớ một điều đó là bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng có những vấn đề nhất định và đa phần những gì họ nói với bạn đều chỉ là các chiến thuật tâm lý mà thôi.

Tham khảo:   15 kiểu đồng nghiệp vô cùng nguy hiểm cần tránh xa

4. “Nếu được nhận, tôi sẽ làm mọi thứ được yêu cầu. Tôi muốn làm việc cả ngày lẫn đêm!”

Đây chẳng khác gì bạn đang cầu xin nhà tuyển dụng cả. Hơn thế nữa, câu nói này không chỉ là lời hứa phải hy sinh cuộc sống cá nhân của mình để có cơ hội làm việc mà còn giảm giá trị của bạn trong mắt nhà phỏng vấn.

Người tự tin không bao giờ cầu xin và họ chắc chắn không nói “Tôi muốn làm việc cả ngày lẫn đêm cho công việc này”. Giá trị của bạn không dựa trên việc bạn ngồi cả ngày tại văn phòng và “dán mắt” vào màn hình máy tính.

Xin việc

Giá trị của bạn là trí não, kỹ năng, chuyên môn và khả năng sáng tạo. Hãy chứng minh được những thứ này bằng cách trả lời những câu hỏi khó thay vì đưa ra lời hứa hẹn hay tuyên bố sáo rỗng.

5. “Tôi từng làm công việc này nhiều rồi”

Đừng nói với nhà tuyển dụng rằng “Tôi đã thực hiện công việc này nhiều lần”. Thay vào đó hãy hỏi có sự khác nhau nào trong công việc hiện tại so với những gì bạn đã từng làm không.

Hãy hỏi họ những gì họ quan tâm và những gì họ đang tập trung vào. Đừng cho rằng bạn biết những ưu tiên lớn nhất của họ hoặc biết cách làm thế nào để giải quyết vấn đề của họ.

Các giải pháp tốt nhất được xây dựng phù hợp với từng bối cảnh. Chỉ bởi bạn đã từng làm tại 8 vị trí có chức năng khác nhau không có nghĩa bạn có thể dễ dàng tìm ra một giải pháp hoàn hảo cho công việc thứ 9.

Chúng ta có thể bị cám dỗ nói ra rằng “Tôi có thể làm công việc này ngay cả trong giấc ngủ!” nhưng một công việc bạn có thể làm trong giấc ngủ thì không xứng đáng với tài năng của bạn hoặc chưa chắc bạn đã làm được.

 
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo