37. Kinh nghiệm việc làm

6 mẹo tâm lý giúp bạn vượt qua cuộc phỏng vấn xin việc một cách dễ dàng

Có được một công việc đúng với ngành học của mình là niềm ao ước của bao nhiêu bạn sinh viên khi mới ra trường, nhưng để có được công việc đấy ai trong chúng ta cũng phải “trày vi tróc vảy” đi phỏng vấn xin việc.

Phỏng vấn xin việc có lẽ là điều ám ảnh nhất đối với hầu hết các bạn sinh viên, lần đầu tiên đi xin việc bạn sẽ lóng ngóng, rụt rè, căng thẳng… không biết phải ngồi dáng nào, đứng ra sao, ăn nói kiểu gì để không mất điểm trong mắt các nhà tuyển dụng.

Gần đây trên một mạng xã hội Quara có chia sẻ những mẹo tâm lý giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Dưới đây là một số bí kíp hay để bạn áp dụng khi đi xin việc nhé.

1. Bàn tay ta làm nên tất cả

Bàn tay ta làm nên tất cả

Ngoài kiến thức, thì cử chỉ hành động trên cơ thể bạn cũng là một phần quan trọng, quyết định đến thành công của buổi phỏng vấn hay không?

Khi bắt đầu và kết thúc một buổi phỏng vấn, một cái bắt tay là một cách tăng tính đối thoại với nhà tuyển dụng. Nhưng không có gì tệ hơn một cái bắt tay khi nó đang lạnh ngắt và tuôn đầy mồ hôi, điều này thể hiện bạn đang rất lo lắng và rụt rè, không chắc chắn về một điều gì đó.

Để khắc phục được tình trạng này, tốt nhất khi đi phỏng vấn, bạn nên đến sớm điểm hẹn, tìm nhà vệ sinh và vào đó làm ấm tay bằng nước nóng hoặc máy sấy. Bạn cũng có thể mua một tách cafe nóng và giữ nó trong tay. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đôi khi chỉ cần làm vậy là đủ để mang lại sự tự tin khi nói chuyện với người đối diện.

Tham khảo:   10 công cụ thiết kế ấn tượng cần phải thử ngay bây giờ

Một điều lưu ý nữa là trong buổi phỏng vấn hãy cố gắng giữ bình tĩnh để chân tay không bị rung khua lung tung, làm mất điểm trước nhà tuyển dụng.

2. Tận dụng ngôn ngữ cơ thể

Bàn tay ta làm nên tất cả

Trong phòng phòng vấn, hãy cố bắt trước phong thái của người phỏng vấn bạn ví dụ như những cử động, tông giọng nói, cử chỉ, nhịp thở và những thứ tương tự, nhưng đừng quá lộ liễu, điều này sẽ giúp cho họ thấy bạn đang có sự đồng điệu với người đối diện, qua đó tạo niềm tin nơi họ.

Tuy nhiên hãy lưu ý rằng họ làm gì, bạn phải làm ngược lại ví dụ: “Họ gãi mũi bằng tay trái, bạn chạm vào mặt bằng tay phải. Họ ngồi chéo chân, bạn chéo chân theo hướng ngược lại.”

 

Sau khi bạn cảm thấy tự tin với ngôn ngữ cơ thể, thì bạn cũng có thể bắt trước nhịp độ nói của nhà tuyển dụng nhé.

3. Thở sâu, chậm rãi, đều đặn

Bàn tay ta làm nên tất cả

Chắc chắn ai trong chúng ta khi đi phỏng vấn cũng cảm thấy hồi hộp, muốn cuộc phỏng vấn nhanh nhanh kết thúc để thoát khỏi trạng thái này. Và muốn nhanh kết thúc thì tất nhiên bạn sẽ trả lời nhanh gấp, điều này vô tình để lộ sự lo lắng của bạn trước người đối diện.

Khi trả lời phỏng vấn, không ai bắt bạn phải trả lời ngay lập tức, đặc biệt với những câu hỏi khó nhằn thì hãy giành chút thời gian để suy nghĩ để có câu trả lời ưng ý nhất. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng và nâng cao sự tự tin ở bản thân.

Tham khảo:   12 dấu hiệu nhận biết cho thấy bạn đang yêu

4. Tự tin, nhưng đừng tự tin quá

Bàn tay ta làm nên tất cả

Làm sao để có thể tự tin khi tim đập nhanh, người run bần bật? Thực ra ai trong chúng ta khi đi phỏng vấn cũng căng thẳng hết thôi, nhưng họ biết cách che giấu những cảm xúc từ ngôn ngữ cơ thể.

Để giảm sự căng thẳng, hãy cười nhiều một chút, duy trì giao tiếp bằng ánh mắt với nhà tuyển dụng và tránh rung chân. Điều đó sẽ khiến người phỏng vấn bạn cảm thấy khó chịu với sự căng thẳng của bạn.

Tự tin là điều rất tốt, và ai cũng cần có, thế nhưng đừng có tự tin thái quá sẽ trở thành tiêu cực, và sự thực là không ai muốn thuê một kẻ tự phụ.

5. Biết lắng nghe và chỉ nói khi cần

Trả lời tốt mọi câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra là một cách giúp nhà tuyển dụng hiểu được bạn hơn, khi phỏng vấn hãy lắng nghe những lời đánh giá nhà tuyển dụng nói, đừng ngắt lời họ.

 

6. Hãy quan sát phản ứng của mọi người

Bàn tay ta làm nên tất cả

Nhà tuyển dụng sẽ quan sát biểu cảm khuôn mặt bạn, thì bạn cũng có thể làm điều tương tự. Hãy chú ý cách họ phản ứng với câu trả lời.

Điều quan trọng là bạn phải biết họ có cảm thấy hứng thú với những gì mình nói hay không. Nếu không, hãy nghĩ cách dừng lại, cho dù bạn có gì đó hay ho muốn chia sẻ.

Nếu họ cảm thấy có hứng thú với bạn, hãy nói tiếp một cách dõng dạc. Hãy để họ biết bạn là ai và vì sao họ muốn bạn làm việc cho mình.

Tham khảo:   8 lời khuyên hữu ích về công việc dành cho các bạn trẻ
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo