37. Kinh nghiệm việc làm

7 bí kíp đối phó với căng thẳng trong công việc

Hầu hết ai trong số chúng ta cũng từng phải chịu những gánh nặngcăng thẳng đến từ một công việc nào đó, ở một thời điểm nhất định. Bất kỳ công việc nào cũng có các yếu tố gây căng thẳng, ngay cả khi bạn đang làm những công việc yêu thích. Trong thời gian ngắn, bạn có thể gặp áp lực trong việc đáp ứng thời hạn công việc, hoặc thực hiện một nhiệm vụ đầy thử thách. Nhưng khi áp lực công việc trở nên thường trực, nó có thể gây hại cho sức khỏe cả về thể chất lẫn cảm xúc của bạn. Nếu bạn đang cảm thấy căng thẳng từ công việc hiện tại, hãy tham khảo một số mẹo nhỏ dưới đây giúp bạn giảm thiểu áp lực trong công việc nhé.

1. Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi

Hầu hết nơi làm việc nào cũng cho phép nhân viên nghỉ ngơi thư giãn sau thời gian làm việc căng thẳng. Thực tế, các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng nghỉ ngơi có thể giúp nâng cao hiệu quả làm việc hơn. Vì vậy, nếu cảm thấy áp lực công việc khiến bạn bỏ qua thời gian nghỉ thì hãy nhớ rằng tốt hơn hết bạn nên dành thời gian thư giãn. Một lưu ý nhỏ rằng nghỉ ngơi ở đây không có nghĩa là bạn phải ngủ một giấc đã đời vào buổi trưa. Bạn có thể đi bộ xung quanh toà nhà nơi làm việc, gọi điện cho bạn bè, thưởng thức ly cà phê hay bất cứ điều gì giúp bạn cảm thấy hồi phục tinh thần và sẵn sàng quay trở lại công việc.

2. Luyện tập các kỹ thuật thư giãn

Nghỉ ngơi

Mặc dù nghỉ ngơi là cách tốt nhất để giải tỏa áp lực công việc nhưng đôi khi chúng ta cần bình tĩnh, thậm chí không cần rời khỏi bàn làm việc. Một số ví dụ dưới đây có thể giúp bạn làm được điều đó mà không cần đi bất cứ đâu như: hít thở thật sâu, liên tục thư giãn các cơ, đọc một câu thần chú nào đó hay có thể thêm một số cây, hoa, lá cỏ trên bàn làm việc chẳng hạn. 24 bí quyết đơn giản giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng chỉ trong vòng 5 phút

Ngoài ra, bạn cũng có thể tập thể dục. Khoa học đã chứng minh luyện tập thể dục có thể giúp bạn giảm thiểu mức độ căng thẳng. Nếu như không có thời gian đến phòng tập gym, đừng lo bạn có thể tìm hiểu về các bài tập thể dục tại chỗ, ngay tại nơi bạn làm việc. Hãy thử thay đổi một chút thời gian biểu của bạn bằng việc thực hiện các bí quyết này và cảm nhận kết quả ngay lập tức.

Tham khảo:   13 dấu hiệu cho thấy bạn là người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao

3. Hãy dành thời gian nạp năng lượng sau giờ làm việc

Nếu như nghỉ ngơi và thực hiện các tuyệt kỹ trên vẫn chưa đủ xi nhê gì với bạn, hãy đảm bảo rằng bạn không đem món áp lực căng thẳng đó lên trên đĩa thức ăn của mình. Bạn phải gồng mình để giúp đỡ những việc của Hội phụ huynh học sinh? Rồi tự tay sửa chữa căn nhà của mình? Những kiểu áp lực bên ngoài công việc như vậy có thể khiến bạn cảm thấy căng thẳng hơn gấp bội. Hãy xem xét lại và tìm ra hướng giải quyết tốt hơn thay vì cứ ôm đồm mọi việc như thế để mọi thứ trở nên dễ dàng hơn.

 

Nghỉ ngơi

Tất nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải từ bỏ toàn bộ các hoạt động không liên quan đến công việc. Thực tế, thay vì cắt giảm những thứ làm cho khối lượng công việc của bạn tăng lên nhiều và không làm gì cả thì hãy tăng thời gian làm những việc có ích khác giúp bạn giải tỏa căng thẳng. Có thể là làm tình nguyện viên hay chơi ném vòng cùng các anh chàng điển trai chẳng hạn, các hoạt động ngoại khóa là một lựa chọn tuyệt vời cho việc đẩy lùi căng thẳng, có thể thay đổi cả công việc và cuộc sống để mọi thứ trở nên tốt hơn.

4. Phát triển và duy trì các mối quan hệ

Đôi khi bạn không cần phải thay đổi bất cứ thứ gì về khối lượng công việc ở nhà hay ở nơi làm việc để cảm thấy dường như mọi thứ được giải quyết dễ dàng hơn một chút cả. Bởi mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn khi những mối quan hệ xung quanh luôn là nguồn động lực tuyệt vời cho chính bạn. Giao tiếp chính là công cụ tuyệt vời giúp con người xóa tan mọi rối bời trong tâm trí, hãy chia sẻ cùng bạn bè và người thân trong gia đình để giải tỏa căng thẳng nhé.

Nghỉ ngơi

Vì vậy, nếu bạn cắt đứt mọi mối quan hệ xung quanh chỉ vì bản thân đang gặp căng thẳng, điều này sẽ khiến đầu óc bạn rối hơn mà thôi. Thay vào đó, hãy xem xét việc giải toả căng thẳng bằng việc hẹn bạn bè ra ngoài làm tách cà phê hoặc một cốc bia tươi mát lạnh để xua tan căng thẳng – có thể chỉ là nghỉ làm việc vì các dây thần kinh trong cơ thể bạn cần vậy.

5. Tạo một không gian thư giãn cho chính bạn ngay tại nhà

 

Nhiều khi sự căng thẳng mà bạn đang gặp phải có thể là do môi trường làm việc. Nếu bạn đang làm việc trong một căn phòng nhạt nhẽo, xung quanh xám xịt thì rõ ràng điều này làm bạn nản chí đi rất nhiều đó. Hãy thêm một ít vật dụng trang trí yêu thích để biến nơi làm việc trở nên thân thuộc và gần gũi hơn.

Tham khảo:   9 mẹo để bắt đầu 1 buổi sáng làm việc tại nhà tràn đầy năng lượng

Nghỉ ngơi

Tương tự vậy, nếu như bạn làm việc tại nhà dù đó chỉ là thỉnh thoảng hay thường xuyên, hãy chắc rằng không gian làm việc được trang hoàng đúng ý thích của bạn, các thành viên trong gia đình không thể làm phiền và hơn hết chính bạn cảm thấy thoải mái mỗi khi ngồi vào làm việc. Nói cách khác, hãy tự tạo cho mình một cái ổ tại gia hay chỉ là một căn phòng được trang trí độc đáo hơn, bạn sẽ thấy mức độ căng thẳng giảm đi đáng kể.

6. Tránh các nguyên nhân gây căng thẳng hoặc nghĩ ra cách phản hồi lành mạnh

Nếu quan sát bên ngoài công việc và nhận thấy những căng thẳng có thể xảy ra thì đừng nhìn vào bất cứ điều gì có vấn đề, hãy dành thời gian để quan sát những điều bên trong. Có những căng thẳng tiềm năng khi làm việc, những thứ không cần thiết để làm công việc của bạn? Ví dụ, nếu hiện tại có công việc nào mà bạn cảm thấy không cần thiết? Giả sử như phải hợp tác tổ chức buổi tiệc sinh nhật và hơn hết việc này không phải bổn phận của bạn, tốt hơn hết đừng có giơ tay rồi ôm cục nợ vào mình nhé.

Nghỉ ngơi

Hoặc có thể có một người đặc biệt ở chỗ làm việc khiến bạn phải “nổi da gà“. Hình dung anh chàng tên Jake từ phòng Marketing luôn tìm cách đá xoáy bạn thì hãy tránh xa anh chàng này nhiều nhất có thể. Bởi nếu bạn loại bỏ được những thứ (hoặc người) mà gây căng thẳng, tự nhiên bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Càng bớt phiền phức chừng nào càng khỏe chừng đó phải không nào?

Dĩ nhiên, đôi khi việc né tránh không hề dễ dàng gì hoặc chỉ đơn giản là không thể né tránh. Trong trường hợp đó, cách tốt nhất dành cho bạn là làm một điều gì khác để cải thiện tình huống này. Thay vì phản ứng lại những căng thẳng đó, bất kể chúng là những gì, hãy thể hiện thái độ căng thẳng, lo lắng hay tức giận, bằng cách luyện tập những phản hồi này, tâm trạng và sức khỏe của bạn sẽ tốt hơn nhiều đấy.

7. Thảo luận với cấp trên về vấn đề bạn đang gặp phải

 

Nếu bạn đã làm đủ mọi cách kể trên để đối phó và giảm thiểu căng thẳng lúc làm việc mà chẳng ăn nhằm gì và vẫn cảm thấy cực kỳ căng thẳng thì tốt hơn hết bạn hãy gặp cấp trên để kể cho họ nghe tình hình của bạn. Có thể cấp trên sẽ giúp bạn tìm ra hướng giải quyết cũng như thay đổi tải trọng công việc hay trách nhiệm đang gánh vác. Nhớ là hãy lên kế hoạch trước khi gặp sếp không lại chẳng biết nói gì và điều này có thể cắt giảm sự căng thẳng một cách đáng kể.

Tham khảo:   21 lỗi mà một nhà quản lý xuất sắc thật sự không bao giờ mắc phải

Nghỉ ngơi

Có rất nhiều người cảm thấy quen với việc chịu căng thẳng trong công việc và bắt đầu nghĩ rằng điều đó là đương nhiên thôi, nhưng thực ra không phải thế. Dù bất kỳ căng thẳng nào cũng đều có thể xua tan nếu như biết áp dụng đúng cách. Hãy cố gắng thử nhiều cách khác nhau cho đến khi tìm ra được phương thức hữu hiệu nhất với bạn, nhưng đừng bao giờ từ bỏ nhé.

Where there’s a will, there’s a way!

Nơi nào có ý chí nơi đó có con đường!

 

Chúc các bạn vui vẻ!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo