15. Quản Trị Digital Marketing

7 bước hiệu quả để xây dựng thương hiệu với ngân sách hợp lý – Phần 2

Trong Phần 1 của bài viết về chủ đề 7 bước hiệu quả để xây dựng thương hiệu với ngân sách hợp lý, chúng ta đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm về lý do tại sao cần xây dựng chân dung persona của khách hàng; cách để phát triển tiếng nói và bản sắc riêng cho thương hiệu cũng như tại sao cần hiện diện nhất quán trên các trang mạng xã hội.

Tham khảo: 7 bước hiệu quả để xây dựng thương hiệu với ngân sách hợp lý – Phần 1

Trong phần 2 này, hãy cùng thảo luận về 4 bước tiếp theo trong hành trình xây dựng và để lại dấu ấn thương hiệu trong mắt khách hàng nhé!

Phát triển blog cho doanh nghiệp

Phát triển blog cho doanh nghiệp

4. Phát triển blog của doanh nghiệp

Blog chính là một phần cốt lõi trong chiến lược inbound marketing, đặc biệt là giai đoạn thu hút khách hàng mục tiêu trên các kênh trực tuyến nhờ khả năng biến những người lướt web tìm kiếm thông tin thành khách truy cập.

Trong thực tế, viết blog là một bước cơ bản giúp thương hiệu tiếp cận các khách hàng đủ điều kiện, như personas của bạn, bằng cách tạo nội dung phù hợp với nội dung họ đang tìm kiếm. Đó là lý do tại sao việc phát triển các bài blog có liên quan đến nhu cầu tìm kiếm của khách hàng mục tiêu là rất quan trọng (và tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm cũng nên được chú ý).

Khách hàng chắc chắn đang tìm kiếm những thông tin mà bạn có thể cung cấp. Thêm vào đó, nội dung này có thể còn đóng vai trò là tài liệu để quảng bá, giới thiệu về các mạng xã hội mà doanh nghiệp đang sở hữu. Để hiểu rõ hơn về những gì khán giả đang tìm kiếm, hãy tiến hành nghiên cứu từ khóa, tận dụng ưu thế của các công cụ tìm kiếm để tìm ra những chủ đề quan trọng nhất đối với khách hàng.

Tuy nhiên, cho dù chi phí đầu tư cho blog không quá tốn kém nhưng việc làm này lại đòi hỏi thời gian. Đó cũng chính là lý do bạn cần lựa chọn: sẽ dành thời gian viết blog một giờ mỗi ngày và lên kế hoạch quảng bá nội dung được tạo ra hay sẽ dành ra vài giờ một ngày, tìm nguồn cung nội dung cho khách hàng từ đối thủ cạnh tranh?

Dịch vụ khách hàng ấn tượng của Zappos

Dịch vụ khách hàng ấn tượng của Zappos

5. Dịch vụ khách hàng nên được ưu tiên hàng đầu

Khi nghe đến cái tên Zappos, hầu hết chúng ta đều nghĩ ngay đến chính là dịch vụ khách hàng ấn tượng. Thương hiệu bán lẻ trực tuyến này đã thành công trong việc chọn yếu tố hài lòng khách hàng là một trong những cốt lõi khi kinh doanh.

Tham khảo:   Nhân đôi lượng xem nhờ video thân thiện với thiết bị di động

Tại sao điều đó lại quan trọng? Đối với Zappos, dịch vụ khách hàng tuyệt vời trở thành nền tảng giúp người tiêu dùng nhớ tới thương hiệu và cũng giúp họ tiết kiệm rất nhiều tiền tiếp thị và quảng cáo nhờ tiếp thị truyền miệng từ khách hàng cũ.

Không những thế, đối với những khách hàng lần đầu mua sắm trên website mới, điều đầu tiên họ làm là đọc những nhận xét, đánh giá của khách hàng cũ. Nếu càng nhiều chia sẻ về vận chuyển nhanh chóng, dịch vụ khách hàng thân thiện và sản phẩm chất lượng, họ sẽ có xu hướng mua hàng nhiều hơn. Đây chính là một điểm cộng khác khiến khách hàng ngày càng tin tưởng lựa chọn Zappos.

Những chia sẻ trên càng chứng tỏ tầm quan trọng của những gì khách hàng khách hàng nhớ đến thương hiệu. Khi trải qua các bước xây dựng thương hiệu, hãy nghĩ xa hơn về các giá trị mà bạn muốn khách hàng trải nghiệm và nhớ tới. Những giá trị đó chính là nền tảng định hình văn hóa thương hiệu đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến tiếng nói của bạn ​​với khách hàng.

Hợp tác với các thương hiệu có cùng tập khách hàng

Hợp tác với các thương hiệu có cùng tập khách hàng

6. Hợp tác với thương hiệu khác cùng phân khúc

Trong quá trình đàm phán để hợp tác với các thương hiệu, hãy thử nghĩ: Các công ty đó có thể sở hữu phạm vi ảnh hưởng lớn nhưng họ đang thiếu yếu tố nào mà mình có thể bổ sung?.

Khi mới bắt tay xây dựng thương hiệu, có thể khả năng tiếp cận khách hàng của bạn chưa nhiều. Và cho dù bạn có thể thực hiện từng bước mở rộng khả năng ảnh hưởng nhưng việc làm này đòi hỏi cần nhiều thời gian. Lúc này, có một cách để tên thương hiệu của bạn xuất hiện trước nhiều đối tượng tiềm năng hơn chính là hợp tác với một thương hiệu có tầm ảnh hưởng.

Tham khảo:   Influencer chia sẻ cách tạo chiến lược truyền cảm hứng trên YouTube

Nhưng đừng chọn đại một thương hiệu bất kỳ để hợp tác, thay vào đó, hãy quan tâm tới khả năng gắn kết thương hiệu của bạn với khách hàng mục tiêu. Hãy trả lời các câu hỏi cụ thể như:

  1. Khách hàng mục tiêu của đối tác liệu có quan tâm đến thương hiệu của bạn? Tập khách hàng này có khó để tự tiếp cận không?
  2. Khán giả của bạn liệu có tin tưởng thương hiệu mà bạn hợp tác cùng? Rất khó mới có thể khiến họ lắng nghe bạn, vì vậy hãy chắc chắn về cách làm của thương hiệu đối tác.
  3. Bạn có gì đó để hỗ trợ thương hiệu mà mình sẽ hợp tác cùng? Xét cho cùng, việc hợp tác này nên là win-win-win cho cả bạn, thương hiệu bạn sẽ hợp tác và người tiêu dùng.

Xây dựng một thương hiệu có vẻ như là một công việc khổng lồ, đặc biệt là khi nguồn lực có hạn. Nhưng có rất nhiều cách kinh tế để bạn không chỉ bắt đầu mà còn tiếp tục đà phát triển lâu dài. Đồng thời, đây cũng là kết quả của một quá trình, với sự hỗ trợ của những chiến lược bài bản và logic, đó là lý do tại sao có các công cụ sẽ giúp bạn định hướng cũng như xây dựng bộ khung sườn vững chắc, kết hợp với khả năng sáng tạo của từng doanh nghiệp để thành công.

Tổ chức lớp học trực tuyến hoặc webinar để chia sẻ cùng khách hàng

Tổ chức lớp học trực tuyến hoặc webinar để chia sẻ cùng khách hàng

7. Tổ chức một lớp học hoặc webinar

Thương hiệu của bạn có những bậc thầy về email marketing không? Bạn có đang sở hữu những nhân sự nổi trội về mã hóa không? Thương hiệu của bạn đang có những chuyên gia trang điểm hàng đầu đúng không?

Một cách tuyệt vời để phát triển thương hiệu và có thêm nhiều khách hàng tiềm năng là tận dụng những tài năng này để mở những buổi hướng dẫn hoặc hội thảo trên website và quảng bá trên các kênh trực tuyến để tiếp cận nhiều khách hàng hơn.

Bằng cách tối ưu hóa lớp học với hashtag và chú thích dí dỏm, bạn sẽ tìm thấy những khán giả quan tâm đến tài năng cũng như các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Thời lượng những lớp học này có thể kéo dài từ 45 đến 60 phút với chủ đề cung cấp thông tin tổng quan về chuyên môn, cách sử dụng các sản phẩm của riêng bạn để minh họa.

Tham khảo:   Cách để tiếp thị công nghệ tới nhóm khách hàng giá trị nhất (P1)

Thực hiện các buổi chia sẻ với chi phí bằng 0 và lưu trữ trên web chỉ mất khoảng một giờ trong ngày nhưng kết quả thu về sẽ là những chia sẻ, lan truyền thông tin về tài năng của một công ty, góp phần quảng bá các giá trị mà thương hiệu đang tập trung như làm hài lòng khách hàng và cung cấp nội dung hữu ích cho khách hàng mục tiêu của bạn.

Xây dựng thương hiệu với ngân sách eo hẹp là điều hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, việc quan trọng nhất khi đang tìm cách xây dựng thương hiệu là làm thế nào để khai thác hợp lý những tài nguyên sẵn có với khả năng tốt nhất của mình. Và luôn nhớ giữ khán giả ở vị trí trung tâm nhất trong mọi hành động.

Theo Amanda Zantal-Wiener

Bài liên quan:

  • Xây dựng thương hiệu – Át chủ bài khi bắt đầu kinh doanh online
  • Chiến lược thương hiệu: 7 yếu tố cốt lõi tạo sức mạnh
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo