33. Bài học thành công

Cách đọc sách quyết định thành công: Đọc 100 cuốn qua loa không bằng đọc 1 cuốn chất lượng duy nhất

01.

Chương trình truyền hình “Bên trong bộ não của Bill: Giải mã Bill Gates” (tên gốc là “Inside Bill’s Brain: Decoding Bill Gates”) là một bộ phim tài liệu gồm ba phần, được sản xuất năm nay bởi đạo diễn Davis Guggenheim nhằm đi sâu vào khám phá tâm trí và động lực của Bill Gates, cựu CEO của Microsoft, đồng thời là người sáng lập Quỹ Bill và Melinda Gates.

Trong một thước phim, trợ lý hành chính cấp cao của Bill Gates, Lauren Jiloty đã cho mọi người chứng kiến hàng loạt những cuốn sách mà người đàn ông giàu hàng đầu thế giới này mang theo bên người để đọc, bao gồm:

Measure What Matters: How Google, Bono, and the Gates Foundation Rock the World with OKRs (Tên dịch: “Làm điều quan trọng”) của John Doerr

Strength in Stillness: The Power of Transcendental Meditation (Tạm dịch: Sức mạnh của tĩnh lặng), của Bob Roth

1001 Inventions That Changed the World (Tạm dịch: 1001 phát minh thay đổi thế giới), của Jack Challoner

How to Create a Mind: The Secret of Human Thought Revealed (Tạm dịch: Cách xây dựng tâm trí con người: Tiết lộ bí ẩn trong suy nghĩ), của Ray Kurzweil

Bad Blood: Secrets and Lies in a Silicon Valley Startup (Tên dịch: Máu bẩn – Ảo tưởng, tham vọng, bí mật và sự dối trá trong vụ lừa đảo lớn nhất Thung lũng Silicon), của John Carreyrou

Educated: A Memoir (Tên dịch: Được học), của Tara Westover

The Perfect Weapon: War, Sabotage, and Fear in the Cyber Age (Tạm dịch: Vũ khí hoàn hảo),  của David E. Sanger

Elastic: Flexible Thinking in a Time of Change (Tạm dịch: Tính đàn hồi – Suy nghĩ linh hoạt trong thời điểm đổi thay), của Leonard Mlodinow

Tuy nhiên, danh sách này sẽ được F5 làm mới hàng tuần. Tức là chỉ trong một tháng, Bill Gates sẽ đọc khoảng 40 – 50 quyển sách khác nhau. Đó là lý do mà người ta vẫn gọi ông là vị tỷ phú nghiện sách.

Có phóng viên từng hỏi: “Ông sẽ lựa chọn sách theo tiêu chí nào?”.

Bill Gates trả lời: “Tiêu chí nào cũng có. Đôi khi tôi và Melinda, vợ mình, sẽ trao đổi danh sách những cuốn yêu thích với nhau. Bạn bè xung quanh cũng giới thiệu sách cho tôi. Sau khi đọc xong một cuốn sách và thấy hay, tôi sẽ tìm kiếm những quyển khác đồng tác giả, hoặc cùng chủ đề tương tự.”

Ông không ngừng khẳng định nhiều lần rằng, thói quen đọc sách có tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng đối với thành công của hầu hết mọi người.

02.

Khi xây dựng thói quen đọc sách, không thể bỏ qua hai nhân tố quan trọng: một là cách đọc sách, và hai là mục tiêu đọc sách.

Tham khảo:   Cấp dưới mắc sai lầm, Steve Jobs chỉ mắng 1 câu duy nhất rồi dập máy nhưng khiến nhân viên nọ vừa biết ơn, vừa thán phục: Thô nhưng thật, làm lãnh đạo phải dám nói!

Xác định cách đọc sách vô cùng cần thiết

Có hai lý do chính.

Một là, có rất nhiều các thể loại sách khác nhau, mỗi thể loại cũng có hàng trăm ngàn cuốn được xuất bản mỗi năm, cộng với những cuốn sách được xuất bản điện tử, và những cuốn sách đã có trong kho tàng lịch sử cả nghìn năm qua như đại dương mênh mông, khó có thể đếm hết. Chúng ta bắt buộc phải có tiêu chí đọc của riêng mình để chọn lọc, tiếp thu những kiến thức cần thiết.

Mặt khác, mỗi ngày có 24 tiếng, trong đó có 8 tiếng dùng để ngủ, 8 tiếng làm việc, trừ đi thời gian sinh hoạt cá nhân nữa, những khoảng trống rảnh rỗi còn lại để chúng ta có thể tập trung đọc sách cũng bị hạn chế ít nhiều. Do đó, việc sàng lọc và thực hiện cách đọc sách hiệu quả sẽ gia tăng chất lượng đọc của mỗi người, đồng thời tránh lãng phí thời gian.

Nhà văn cận đại Nhật Bản nổi tiếng Akutagawa Ryunosuke đã từng thử tính toán chính xác số lượng sách mà ông có thể đọc trong cuộc đời. Kết quả là, con số rơi vào khoảng 3000-4000 quyển là cao nhất. Số lượng này mới nghe thì có vẻ khổng lồ, nhưng so với hàng chục triệu cuốn sách khác đang tồn tại trên thị trường thì lại có sự khác biệt rất nhiều. 

Nếu lãng phí thời gian đọc 100 cuốn sách mà không có sự chọn lọc, mỗi cuốn thuộc một chủ đề, không có mối liên kết, cũng không đạt được giá trị chắt lọc nào, đồng nghĩa với việc biến 100 cuốn sách đó trở thành vô dụng. Ngược lại, nếu chỉ tập trung vào 1 quyển duy nhất, vừa đọc vừa suy ngẫm, tìm hiểu, kiểm chứng và nghiên cứu thêm, cả quá trình này sẽ giúp bạn xử lý và tiếp nhận thông tin hiệu quả hơn nhiều.

Do đó, trước khi đọc, chúng ta phải xác định được: những gì nên đọc và những gì không nên đọc, những gì nên đọc trước và những gì nên đọc sau… 

Xác định mục tiêu sẽ giúp bạn chọn sách hợp lý hơn

Rex How, một nhà xuất bản Đài Loan, Trung Quốc. người sáng lập và Chủ tịch của ChinaCUBES, Locus Publishing, và Net and Books, đã từng chia sẻ rằng: Có thể chia việc đọc sách thành 4 loại: Kiểu khai vị, kiểu món chính, kiểu rau quả và kiểu tráng miệng.

Thứ nhất, đọc kiểu “khai vị”

Tham khảo:   Trước khi bước sang tuổi 30, bạn nhất định nên tích lũy 13 bài học quý giá này: Cuộc đời là một chặng đường dài mà mỗi ngày chúng ta không ngừng học hỏi!

Món khai vị có thể quyết định ấn tượng đầu tiên của một bữa ăn, qua đó, ảnh hưởng trực tiếp tới tâm trạng và cảm nhận của người sử dụng xuyên suốt quá trình sau đó. Do đó, món khai vị tưởng chừng đơn giản nhưng chứa đựng nhiều sự chắt lọc tinh túy. 

Giống như món ăn khai vị đầu tiên của bữa ăn, đây là kiểu đọc sách chủ yếu giúp chúng ta nhận ra sự cộng hưởng trong chiều sâu của cuộc sống con người và sự kết tinh trong chiều sâu của suy nghĩ. Nó khai thác nhu cầu được đọc và học hỏi tiếp của mỗi người.

Tương tự như vậy, kiểu đọc này không đem lại một giải pháp trực tiếp nào để bạn có thể giải quyết vấn đề. Nhưng bù lại, nó đem lại năng lượng và truyền cảm hứng, kích thích chúng ta suy ngẫm về bản chất của vấn đề hoặc hiện tượng đó. 

Thứ hai, đọc kiểu “món chính”

Thông qua kiểu này, người ta tìm được giải pháp trực tiếp cho các vấn đề thực sự về cuộc sống, về sự nghiệp, sinh lý cũng như tâm lý…

Nó đóng vai trò quan trọng như một loại thực phẩm chủ yếu mang tới cho chúng ta cảm giác no, vì vậy nó còn được gọi là “đọc vì nhu cầu sinh tồn”.

Thứ ba, đọc kiểu “rau quả” 

Đóng vai trò là rau dưa bổ sung dưỡng chất cần thiết, giúp cơ thể chuyển hóa tốt hơn, đọc kiểu “rau quả” cũng mang vai trò bổ sung thêm thông tin, kiểm chứng chất lượng của quá trình đọc, nâng cao năng lực thấu hiểu và tiếp thu. 

Thứ tư, đọc kiểu “tráng miệng”

Vai trò quan trọng nhất của kiểu cuối cùng chính là: Giải trí. Giống như việc điểm xuyết một món ngọt nhẹ nhàng để kết thúc bữa ăn, người ta đọc “tráng miệng” bằng một vài tin tức thú vị. Nó vừa gia tăng cảm giác thỏa mãn cho quá trình đọc, vừa giúp chúng ta thả lỏng, thư giãn hơn sau thời gian tập trung dài.

Với 4 cách phân loại trên, hãy xác định mục tiêu của mình, sau đó lựa chọn kiểu đọc thích hợp nhất. Ví dụ, nếu bạn cần bổ sung kiến ​​thức nghiệp vụ cho công việc thì bạn cần bắt đầu đọc kiểu “món chính”. Hoặc nếu bạn thấy kế hoạch đọc của mình phân bổ mất cân đối, đang dùng quá nhiều “điểm tâm” thì cần điều chỉnh lại kế hoạch.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo