33. Bài học thành công

Sống ở đời, năm 30 tuổi nhận ra không có tiền đã tệ lắm rồi, nhưng 50 tuổi mới biết, thiếu một thứ khác còn tồi tệ gấp đôi

Trong xã hội hiện thực, con người chúng ta nói chuyện bằng thực tế. Có tư sản trong tay, tư thái mỗi người đều trở nên tự tin. Có điều kiện trong tay, hành xử cũng trở nên kiên cường hơn. Đây chính là hiện trạng bây giờ, đồng tiền quan trọng đến nỗi người ta quên mất những giá trị khác còn ở lại xung quanh.

Tại đây, có bao nhiêu người chỉ nhìn vật chất, không trọng chân tình? Có bao nhiêu người chỉ nhìn giao dịch, không trọng nhân nghĩa? Có bao nhiêu người chỉ xem lợi ích, không quan tâm tình cảm? Người ta cho rằng không có tiền tài, phải lấy gì để duy trì thân tình, lấy gì để củng cố tình yêu, lấy gì để xây dựng tình bạn?

Bill Gates từng nói: “Khi nắm trong tay rất nhiều tiền, chỉ có chúng ta có thể quên mất mình là ai. Nhưng khi không có lấy một đồng trong tay, cả thế giới không biết đến sự tồn tại của bạn.” Do đó, ở độ tuổi 30, chúng ta mải mê tìm kiếm và chứng minh sự tồn tại của mình trong mắt người khác. Càng lao vào cuộc chiến đó, chúng ta càng chìm đắm vào vòng xoáy đồng tiền. Bị ma lực của vật chất điều khiển và thay đổi toàn bộ đời sống tâm sinh lý ban đầu.

Nhưng thực tế thì sao? Tiền là thứ mà tất cả mọi người đều vất vả tìm kiếm, nhưng có một điều mà chúng ta phải nhớ, có tiền không phải là có tất cả. Chỉ khi trải qua một lần nghèo khó gian khổ, chúng ta mới hiểu thế nào là nhân tình ấm lạnh, đời người bạc bẽo. Từ đó, chúng ta học được cách nhìn rõ sự chân thành của những người xung quanh, ai giả vờ, ai cố ý, đều có thể nhìn ra.

Quan trọng nhất là chúng ta hiểu ra rằng đồng tiền do tự tay mình làm ra mới đem lại tự tin. Cay đắng gian khổ tự mình nếm trải mới có thể hiểu thấu. Lý tưởng giấc mộ tự mình tiến tới mới có thể hoàn thành. Dù là tiền tài hay tình nghĩa đều cần chính mình dùng công sức và tâm huyết để tích lũy mà thành.

Nghèo khó không đáng sợ bằng việc chúng ta từ bỏ, tự mình sa đọa và đánh rơi chí khí tiến tới. Thay vì sợ mình nghèo khó tồi tệ, hãy sợ mình không có tham vọng và chí hướng. Tồi tệ hơn cả là khi chúng ta nghèo cả về tinh thần và không có lấy một người thân thiết đồng hành đi cùng trên đường đời. Sự cô đơn, lạc lõng, không được sẻ chia mới là những điều đáng sợ nhất khi chúng ta đã đủ trưởng thành để nhìn thấu những giá trị quan trọng hơn cả vật chất. Vào thời điểm đó, sự xuất hiện của một người sát cánh bên cạnh sẽ khiến chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn gấp bội. Khi đau lòng sẽ cùng nhau kiên cường, khi bay lượn sẽ cùng nhau sải cánh, khi tiến bước cũng luôn đỡ lấy nhau.

Tham khảo:   Khảo sát 773 triệu phú phát hiện ra 5 yếu tố, ai sở hữu đủ thì sớm muộn cũng giàu sang: Người thành công giỏi biến “thùng rác” của kẻ khác thành kho báu

Khi dần bước vào độ tuổi trung niên, bước qua rất nhiều giai đoạn quan trọng trong đời, tâm trí mỗi người sẽ càng trưởng thành và chúng ta không còn bị ám ảnh quá nhiều về tiền tài nữa. Khi gánh nặng cuộc sống giảm xuống, lại nhận ra những người thực sự quan tâm, chân thành ở bên mình cũng ít đi. Khi đã đặt xuống chấp niệm, rất nhiều điều khác đều có thể buông bỏ, để tầm nhìn trở nên rộng rãi hơn khi hướng về thế giới. Nhưng cũng vì nhìn thấy càng nhiều sự rộng lớn, chính bản thân mỗi người sẽ càng cảm nhận được sự cô đơn.

Diễn giả “Trần Đăng Khoa” cũng từng chia sẻ rằng: “Nghèo tiền nghèo bạc chẳng lo, nghèo nhân nghèo nghĩa mới lo là nghèo”. Điều cần thiết nhất trong cuộc sống không phải là gia sản có nhiều tiền hay không, mà là bên cạnh có một sự đồng hành hay không. Khi chúng ta còn nhỏ, có bố mẹ bên cạnh chăm lo. Khi chúng ta đi học, có bạn bè cùng nhau trưởng thành. Khi học việc, chúng ta đi cùng đồng nghiệp. Khi trưởng thành, chúng ta ở bên bạn đời duy nhất. Có thể thấy, dù trong bất cứ trường hợp nào, một người đồng hành cùng chính là điều kiện tác động rất lớn tới sự phát huy của mỗi cá nhân.

“Shark” Nguyễn Ngọc Thủy – Chủ tịch HĐQT kiêm Người sáng lập Công ty CP Tập đoàn Egroup – Tổng giám đốc Công ty CP Anh ngữ Apax, là người trung thành với quan điểm: “Muốn đi nhanh phải đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau. Khởi nghiệp chính là bán ý tưởng, muốn có người đồng hành trước tiên phải có người muốn đồng hành với bạn. Sau đó là việc chọn người có cùng tầm nhìn”.

Tham khảo:   Lối suy nghĩ sai lầm khiến tất cả chúng ta "đâm đầu vào ngõ cụt", phiền thay người trẻ lại rất hay mắc phải

Điều đáng nể nhất ở vị “cá mập” này chính là luôn chọn sách để làm người bạn đồng hành quan trọng, giúp bản thân ông không ngừng bổ khuyết tri thức cho bản thân và cho con đường sự nghiệp. Hơn ai hết, Shark Nguyễn Ngọc Thủy hiểu rằng muốn thành công đương nhiên không thể không đọc sách. Bên cạnh đó, ông cũng không thể bỏ qua phần lĩnh hội từ những người thành công đi trước. Sự học là suốt đời. Thế nên, nếu nhìn nhận phiến diện theo kiểu thấy ai đó thành công mà chưa có bằng cấp rồi bảo rằng không cần tri thức thì không đúng. Ngược lại, nếu thỏa mãn với bằng cấp và nghĩ rằng đương nhiên thành công sẽ tới thì đó quả là sai lầm lớn. Vì thế, trải nghiệm cuộc sống, những va vấp – đúc kết trên thương trường chính là bạn đồng hành không thể thiếu để trưởng thành.

Bên cạnh đó, người ta cũng thường nói: “Ba ông bán giày gộp lại còn hơn một Gia Cát Lượng”. Nhiều bộ óc thì luôn tốt hơn một, đặc biệt nếu những cá nhân này có chung cách nghĩ và cách làm khác nhau trong một vấn đề và khía cạnh nào đó. Việc hợp tác cùng cộng sự giúp cân bằng điểm mạnh của cả hai một cách hòa hợp nhất, giúp cho quá trình xử lý công việc được đảm bảo diễn ra suôn sẻ hơn. Chính sự cân bằng sẽ giúp chúng ta đi được xa và nhanh hơn. Đó chính là bức tranh toàn cảnh mà người ta hướng tới, vừa hòa hợp, vừa có chút kích thích khi cạnh tranh lẫn nhau, để cùng đạt được một mục tiêu và lý tưởng chung. Thông qua đó, chúng ta mới học được cách chia sẻ gánh nặng, tổn thất và mất mát cùng nhau, rồi cũng cùng nhau vượt qua mọi gian khó chông chênh.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo