33. Bài học thành công

Chẳng phù phiếm như bao người vẫn nghĩ, Hollywood đã dạy tôi bài học “sống còn” để tồn tại trong cuộc chiến khởi nghiệp: Không mục tiêu, không tín nhiệm, sự nghiệp của bạn sẽ mãi là con số 0!

Tôi lớn lên ở bờ tây Los Angeles vào những năm 80s của thế kỷ trước. Thời còn trẻ, tôi chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi nền công nghiệp giải trí có mặt ở khắp nơi xung quanh tôi. Bạn bè, bố mẹ của bạn bè, đồng nghiệp và các bồi bàn hay phục vụ món xa-lát cho tôi đều có liên quan đến “ngành công nghiệp” này.

Trong suốt 20 năm làm việc, tôi đã dần thấu hiểu những thông điệp xung quanh sự ảnh hưởng và danh tiếng mà tôi chứng kiến suốt thời gian lớn lên tại Hollywood. Tôi từng làm việc cho một vài công ty lớn, một vài người lãnh đạo ấn tượng và cả một số dự án kinh doanh quan trọng mà bạn có thể tưởng tượng được. Tuy nhiên, phải đến khi tự thân lập nghiệp, tôi mới nhận ra mình đã tiếp thu được rất nhiều bài học trong quãng thời gian sống ở kinh đô điện ảnh và giải trí này.

Hãy là chính mình từ trong ra ngoài

Vào những năm đầu của tuổi 20, tôi từng trò chuyện với một diễn viên đầy tham vọng mà mình biết. Chúng tôi tranh luận về việc làm sao để trở thành một diễn viên giỏi. Anh ấy đã giải thích thế này: “Tôi dành cả đời để đóng vai người khác. Tôi kể câu chuyện của họ, chia sẻ nỗi đau lẫn thành công của họ. Khi tôi làm việc, mọi thứ không còn là về tôi.”

Nhiều năm sau cuộc hội thoại đó, tôi đã áp dụng triết lý này của anh khi theo đuổi sự nghiệp kinh doanh. “Mọi thứ không phải là về mình,” tôi tự nhủ. “Vấn đề là về những kết quả và thách tích mà mình có thể đem lại cho công ty.” Tôi trì hoãn việc phát triển bản thân, mà dựa phần lớn vào số liệu và các mối quan hệ để gây dựng uy tín.

Đến khi mở công ty riêng và đặt tên nó theo tên mình, tôi mới chợt nhận ra, mọi thứ thực sự là về mình. Việc tôi có thể đem lại điều gì cho đối tác và khách hàng là rất quan trọng, nhưng cách mà tôi đóng góp cho doanh nghiệp và tôi là ai khi làm điều ấy cũng cần thiết không kém. Hiểu được giá trị của bản thân đồng nghĩa với việc tôi không thể xây dựng thương hiệu chỉ dựa trên ý tưởng, số liệu và hệ thống của người khác. Đã đến lúc tôi cần tự mình đón nhận ánh hào quang và làm chủ sân khấu với vai diễn chính mình.

Khi công việc kinh doanh phát triển, nhu cầu đổi mới các dịch vụ quản trị danh tiếng của khách hàng ngày càng phức tạp và cao cấp hơn Tôi dựa dẫm nhiều hơn vào ý thức về bản thân và mục đích để tìm thấy lối đi. Tôi không tư vấn cho khách hàng dựa vào những kiến thức đọc được trong sách; tôi chia sẻ cho họ những kinh nghiệm phong phú của mình. Là một diễn giả và huấn luyện viên, tôi nhận ra khách hàng thích thú khi được nghe về những trải nghiệm thực tế. Để thành công trên thương trường – đặc biệt với tư cách một doanh nhân – mỗi người cần phải có lựa chọn, con đường của riêng mình và kể câu chuyện của chính mình, chứ không phải của người khác.

Tham khảo:   Bí quyết tạo nên thành công của ông chủ Google

Hãy nhìn cách các thí sinh trong chương trình Shark Tank bị hỏi. Các nhà đầu tư thường yêu cầu những người gọi vốn chia sẻ câu chuyện và cảm hứng của mình. Họ muốn hiểu điều gì đã tạo nên sản phẩm. Họ muốn biết sản phẩm này để làm gì, tại sao nó lại có ý nghĩa với người gọi vốn, và họ có thể đóng góp được gì ở giai đoạn này.

Nói theo Simon Sinek, các nhà đầu tư muốn biết lý do của những người gọi vốn. Như Sinek chia sẻ: “Dù bạn là doanh nhân, nhân viên hay đội trưởng, lý do chính là hằng số sẽ dẫn dắt bạn đi tới thành công trong công việc và cuộc sống.”

Để là chính mình, bạn nên làm rõ mục tiêu và đam mê và cho người khác thấy sự kiên định của mình. Đây là yếu tố cần thiết để xây dựng một thương hiệu cá nhân mạnh.

Thị giác chi phối tri giác

Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi làm việc cho một công ty giải trí chuyên tổ chức các sự kiện cấp cao ở Hollywood. Trong căn phòng đầy người nổi tiếng tạo một sự kiện, tôi được đội ngũ của một minh tinh điện ảnh nhắc là đừng đứng gần anh ta. Bởi lẽ, tôi cao những 1m85 còn anh ta chỉ cao 1m77. Nếu tôi đứng gần anh ta, các nhiếp ảnh gia sẽ bắt trọn được khoảnh khắc “chênh lệch” này, gây bất lợi cho hình ảnh của ngôi sao “vĩ đại” này.

Điều tôi học được là, ấn tượng thị giác có thể chi phối tri giác con người. Tri giác được hình thành từ những gì chúng ta thấy, nghe và tin là đúng. Nếu thị giác không đồng nhất với những gì chúng ta tin, mâu thuẫn sẽ nảy sinh.

Chẳng phù phiếm như bao người vẫn nghĩ, Hollywood đã dạy tôi bài học sống còn để tồn tại trong cuộc chiến khởi nghiệp: Không mục tiêu, không tín nhiệm, sự nghiệp của bạn sẽ mãi là con số 0! - Ảnh 2.

Là một doanh nhân, tôi không còn lo lắng về việc đứng cạnh người có chiều cao chênh lệch với mình. Tuy nhiên, tôi chú ý đến các tình huống. Mọi người thường tin những gì mình nhìn thấy. Giống như nhà triết học Deepak Chopra từng nói: “Tâm trí của chúng ta tác động đến hoạt động then chốt của não bộ – bộ phận chi phối mọi thứ: tri giác, nhận thức, suy nghĩ, cảm xúc, các mối quan hệ cá nhân. Chúng đều là sự phản chiếu con người bạn.”

Tham khảo:   Làm thế nào để được ghi nhận trong công việc?

Công việc của tôi tập trung nhiều vào việc xây dựng một nhìn tích cực. Bất cứ thương hiệu cá nhân nào, dù là doanh nhân, lãnh đạo, bác sĩ, sinh viên, hay huấn luyện viên… cũng đòi hỏi một tầm nhìn thị giác chiến lược xung quanh danh tiếng.

Rốt cuộc, cách người khác nhìn nhận ta sẽ chi phối hiểu biết của họ về việc ta là ai, ta đại diện cho cái gì và ta có thể đem lại điều gì.

Cần gì để xây dựng uy tín?

Lớn lên ở Hollywood, tôi đã từng nghe rất nhiều người giới thiệu bản thân qua những bộ phim mới nhất, với những đạo diễn hay dự án mà họ làm việc cùng. Tôi nhận ra, việc bạn là ai được đánh giá bằng mọi thứ bạn đã từng làm, kể cả là những việc kém quan trọng nhất.

Điều này dễ khiến người ta tưởng rằng, bạn sẽ chẳng là gì nếu không có một dự án hay, một bộ phim hot, quen được người nổi tiếng.

Trong kinh doanh, tôi áp dụng triết lý này và xây dựng uy tín của bản thân dựa trên những thành tích và các mối quan hệ ấn tượng trong giới. Địa vị mới là tất cả.

Khi tôi làm công việc thứ 2 sau khi tốt nghiệp, một vị đạo diễn tốt bụng nhưng thẳng thắn nói với tôi: “Bạn có cần tôi đỡ hộ một chút không?” Tôi hoàn toàn không hiểu ông ấy nói gì. “Tất cả những cái tên bạn đang kể ra…” Và thế là tôi hiểu điều ông ấy muốn nhắc nhở.

Tôi hiểu ra rằng, việc có một mạng lưới quan hệ rộng rãi là rất có lợi, nhưng giá trị của bạn nên xuất phát từ chính bạn. Người ta tin tưởng bạn và trao cho bạn tín nhiệm khi bạn biết cách khai thác các giá trị cá nhân, và sống với các giá trị đó.

Một khách hàng từng tìm đến tôi để được giúp đỡ. Cô ấy bị stress vì luôn được biết tới như vợ cũ của một vận động viên nổi tiếng. Chỉ trong 20 phút đầu làm quen, cô ấy đã nhắc tới anh ta hơn 10 lần. Vô cùng bực mình, cô nói: “Tôi muốn tự đứng trên đôi chân của mình chứ không muốn được biết tới như vợ cũ của anh ta.” Vì vậy, tôi đã khuyên rằng việc đầu tiên cô cần làm là đừng nói quá nhiều về anh ta như thế.

Lớn lên trong ngành công nghiệp giải trí, tôi đã học được nhiều bài học kỳ diệu và đầy giá trị về cuộc sống lẫn kinh doanh. Kể cả khi phải mất nhiều thời gian để hiểu ra, tôi cũng sẽ không đánh đổi những kinh nghiệm đó cho bất cứ thứ gì.

Bài chia sẻ của Lida Citroën – chuyên gia về quản trị thương hiệu và danh tiếng. Bà cũng là một diễn giả của TEDx, đồng thời là tư vấn viên cho nhiều lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn thế giới.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo