20. Kinh tế học

Chất thải rắn nông nghiệp là gì? Phân loại

Hình minh hoạ (Nguồn: sentinelassam)

Chất thải rắn nông nghiệp 

Khái niệm

Chất thải rắn nông nghiệp tạm dịch sang tiếng Anh là Agricultural Solid Waste.

Chất thải rắn nông nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: trồng trọt, thu hoạch, bảo quản và sơ chế nông sản, các chất thải ra từ chăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến sữa… 

Ứng với mỗi loại hình sản xuất nông nghiệp thì phát sinh chất thải với đặc tính hoá học, vật lí cũng như sinh học là khác nhau. 

Trong một vùng sản xuất nông nghiệp, nếu tỉ trọng trồng lúa chiếm đa số so với chăn nuôi thì rơm, rạ, trấu trong chất thải rắn nông nghiệp là chủ yếu. Ngược lại, ở các vùng chuyên chăn nuôi động vật thì chất thải rắn nông nghiệp chủ yếu là phân chuồng.

Ở các vùng chuyên canh về trồng hoa thì chất thải rắn ở đây lại là các thân cây, cỏ… chiếm lượng rất nhỏ so với rơm rạ từ trồng lúa ở những vùng chuyên canh lúa.

Phân loại

Chất thải rắn nông nghiệp được phân loại theo nguồn gốc phát sinh, tính nguy hại, thành phần hoá học cũng như khả năng phân huỷ sinh học.

Tham khảo:   Mô hình lương thưởng (Compensation Model) của Milkovich là gì? Phương pháp sử dụng

– Theo nguồn gốc phát sinh, chất thải rắn nông nghiệp gồm các phế thải có nguồn gốc từ các phế phụ phẩm trồng trọt, từ chăn nuôi và từ các bao bì đựng các hoá chất sử dụng trong nông nghiệp.

+ Các phế phụ phẩm trồng trọt gồm các phế thải trong quá trình thu hoạch và chế biến nhiều loại cây trồng khác nhau như: các loại rơm, rạ sau thu hoạch lúa tại các cánh đồng, các loại lá, thân cây, cỏ dại tại các vườn cây, các phần giập úa và không sử dụng ở các ruộng rau khi thu hoạch…

+ Chất thải từ chăn nuôi là các loại phân chuồng từ chăn nuôi gia súc, gia cầm…

+ Chất thải từ các bao bì đựng các hoá chất sử dụng trong nông nghiệp gồm các chai, lọ, can bằng thuỷ tinh hoặc nhựa dùng làm vỏ đựng thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, thuốc diệt côn trùng.

Thuốc chữa bệnh cho động vật sau khi đã qua sử dụng được thải bỏ, các túi nilon hoặc túi dứa, túi giấy dùng đựng phân bón vi sinh, phân lân, đạm và kể cả các hoá chất bảo vệ thực vật đã quá hạn sử dụng…

Tham khảo:   Hiệu ứng Fisher quốc tế (International Fisher Effect - IFE) là gì?

– Theo tính chất nguy hại, chất thải rắn nông nghiệp gồm hai loại: chất thải rắn nông nghiệp nguy hại và chất thải rắn nông nghiệp thông thường.

+ Chất thải rắn nông nghiệp nguy hại là chất thải có chưua các chất hoặc các hợp chất gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại gián tiếp tới môi trường và sức khoẻ con người.

+ Chất thải rắn nông nghiệp thông thường gồm các chất thải rắn nông nghiệp không chứa các chất và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại gián tiếp tới môi trường và sức khoẻ con người.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Chất thải, GS. TS. Nguyễn Đình Hương, NXB Giáo dục)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo