20. Kinh tế học

Suy thoái kép (Double-Dip Recession) là gì? Đại khủng hoảng suy thoái kép

Hình minh họa. Nguồn: Bigstockphoto.com

Suy thoái kép

Khái niệm

Suy thoái kép trong tiếng Anh là Double-Dip Recession.

Suy thoái kép diễn tả một cuộc suy thoái sau khi phục hồi trong ngắn hạn lại có một cuộc suy thoái khác.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy thoái kép, tuy nhiên nguyên nhân phổ biến nhất là hiện tượng suy giảm nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ do các cuộc sa thải và cắt giảm chi tiêu từ suy thoái trước đó. Một lần suy thoái kép (hoặc thậm chí gấp ba lần) là một trường hợp xấu nhất. Suy thoái kép hoặc suy thoái ba lần là những dấu hiệu cho thấy một nền kinh tế sẽ quay trở lại suy thoái sâu hơn và lâu hơn và việc phục hồi kinh tế sẽ khó hơn.

Từ năm 2007 đến 2009, đã có nhiều quan ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, nền kinh tế đã thay đổi tốt hơn và sự tăng trưởng bền vững trong những năm tiếp theo đã xoa dịu nỗi lo về suy thoái kinh tế kép của các nhà kinh tế.

Cuộc suy thoái kép cuối cùng ở Mỹ xảy ra vào đầu những năm 1980, khi nền kinh tế rơi vào cuộc đại suy thoái. Từ tháng 1 đến tháng 7 năm 1980, nền kinh tế suy giảm với tỉ lệ 8% theo năm từ tháng 4 đến tháng 6 năm đó. Một giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng diễn ra ngay sau đó trong ba tháng đầu năm 1981, nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ hàng năm hơn 8%. Sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất để chống lạm phát, nền kinh tế rơi vào suy thoái lần thứ hai từ tháng 7 năm 1981 đến tháng 11 năm 1982. Trong những năm tiếp theo của thập kỉ 80, nền kinh tế Mỹ bước vào thời kì tăng trưởng mạnh mẽ.

Tham khảo:   Mô hình Mundell-Fleming (Mundell-Fleming Model) là gì?

Đại khủng hoảng suy thoái kép

Khi suy thoái kép xảy ra, tỉ lệ thất nghiệp tăng lên mức cực kì cao và mất nhiều thời gian hơn để cải thiện hiện trạng này. Khoảng thời gian thất nghiệp cao này là nguyên nhân dẫn đến cuộc suy thoái tiếp theo cho đến khi tỉ lệ thất nghiệp trở lại mức bình thường.

Từ giữa ngày bắt đầu và ngày kết thúc cuộc đại khủng hoảng có hai cuộc suy thoái đã xảy ra từ 1929 đến 1933 và 1937 đến 1938. Tỉ lệ thất nghiệp nằm ở mức cao 12,2% trong những năm này.

Cuộc suy thoái đầu tiên trong khoảng thời gian trên là do không đủ tiền, và lần thứ hai là do Tổng thống Franklin Delano Roosevelt của Mỹ cố gắng cân bằng ngân sách. Ngoài tiền bạc eo hẹp, còn có những nguyên nhân khác dẫn đến suy thoái, gồm có các khoản bồi thường chiến tranh cho Đức và các khoản nợ chiến tranh của Anh và Pháp. Những khoản nợ khổng lồ không thể thanh toán này kết hợp với tiêu chuẩn vàng bị đánh giá sai làm hạn chế tín dụng và thương mại toàn cầu, cuối cùng gây ra áp lực giảm phát.

Tham khảo:   Hiệp phương sai (Covariance) là gì? Công thức tính hiệp phương sai

Các ý chính

– Suy thoái kép là hiện tượng sau cuộc suy thoái có một sự phục hồi ngắn hạn và nhanh chóng xảy ra một cuộc suy thoái kinh tế khác.

– Suy thoái kép có thể được gây ra do nhiều lí do, chẳng hạn như thất nghiệp kéo dài và GDP thấp.

– Cuộc đại khủng hoảng là thời kì suy thoái kép do tỉ lệ thất nghiệp cao. Cuộc suy thoái kép cuối cùng ở Mỹ xảy ra vào đầu những năm 1980.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo