20. Kinh tế học

Phân phối theo lao động (Distribution According to Labor) trong thời kì quá độ là gì?

Hình minh hoạ (Nguồn: chitchats)

Phân phối theo lao động trong thời kì quá độ

Khái niệm

Phân phối theo lao động trong tiếng Anh được gọi là Distribution According to Labor.

Phân phối theo lao động trong thời kì quá độ là hình thức (nguyên tắc) phân phối cơ bản dưới chủ nghĩa xã hội. 

Đó là nguyên tắc phân phối thu nhập cho người lao động dựa vào số lượng và chất lượng lao động mà mỗi người đã đóng góp cho xã hội, không phân biệt giới tính, màu da, dân tộc, tôn giáo và tuổi tác. Ai làm nhiều thì hưởng nhiều, ai làm ít thì hưởng ít, ai không làm thì không hưởng. 

Thực chất của nguyên tắc phân phối theo lao động là phân phối theo hiệu quả mà lao động sống đã cống hiến.

Nguyên tắc phân phối theo lao động yêu cầu

– Trong điều kiện như nhau, lao động ngang nhau thì trả công ngang nhau, và lao động khác nhau thì trả công khác nhau.

– Trong điều kiện khác nhau, lao động như nhau có thể phải trả công khác nhau, hoặc lao động khác nhau có thể phải trả công bằng nhau.

Căn cứ cụ thể để phân phối theo lao động là: 

– Số lượng lao động được đo bằng thời gian của lao động hoặc số lượng sản phẩm làm ra.

Tham khảo:   Xa xỉ phẩm (Luxury Item) là gì? Chất lượng của xa xỉ phẩm

– Trình độ thành thạo của người lao động và chất lượng sản phẩm làm ra.

– Điều kiện và môi trường lao động.

– Tính chất của lao động; các ngành nghề cần được khuyến khích…

Phân phối theo lao động không có nghĩa là toàn bộ sản phẩm thuộc về người lao động. Theo qui luật phân phối tổng sản phẩm xã hội thì trong bất xã hội nào, người lao động cũng không thể được hưởng toàn vẹn sản phẩm của lao động, người lao động chỉ được thụ hưởng một phần những gì họ đã đóng góp cho xã hội.

Ưu điểm và hạn chế

Phân phối theo lao động là hợp nhất, công bằng nhất so với những hình thức phân phối đã có trong lịch sử. Cơ sở của sự công bằng xã hội của sự phân phối đó là sự bình đẳng trong quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.

Tuy nhiên, phân phối theo lao động cũng có những hạn chế nhất định. 

Đó là, mỗi một người lao động thường có thể lực, trí lực, điều kiện và hoàn cảnh gia đình khác nhau, nên phân phối theo lao động có thể chưa hoàn toàn bình đẳng, chẳng hạn người công nhân này lập gia đình rồi, người kia chưa; người này có con nhiều hơn người kia… và… 

Tham khảo:   Tổng hữu dụng (Total Utility) là gì? Đặc điểm và công thức tính

Như vậy, với một công việc ngang nhau và do đó, với một phần tham dự như nhau vào quĩ tiêu dùng thì trên thực tế, người này vẫn lĩnh nhiều hơn người kia, người này vẫn giàu hơn người kia,…

Sự phân phối như vậy còn mang dấu ấn bình đẳng theo kiểu pháp quyền tư sản. Tuy nhiên điều đó là khách quan, buộc phải chấp nhận sự “bất bình đẳng” này để có sự bình đẳng cao hơn.

Những hạn chế trên của nguyên tắc phân phối theo lao động là mang tính tất yếu trong giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản – chủ nghĩa xã hội. 

Vì theo Mác: “quyền không bao giờ có thể ở một mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa của xã hội do chế độ kinh tế đó quyết định”.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, PGS. TS. Nguyễn Văn Hảo, Bộ Giáo dục và đào tạo)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo