20. Kinh tế học

Đường cầu (Demand Curve) là gì? Sự vận động của đường cầu

Hình minh họa. Nguồn: ui-ex

Đường cầu (Demand Curve)

Định nghĩa

Đường cầu trong tiếng Anh gọi là Demand Curve. Đường cầu là đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu và giá cả.

Đặc điểm

Đường cầu cho biết lượng cầu về một hàng hóa thay đổi như thế nào khi giá cả của nó thay đổi. Vì giá của hàng hóa càng thấp càng làm tăng lượng cầu nên đường cầu dốc xuống.

Sự vận động dọc theo đường cầu

Sự vận động (hay di chuyển) dọc theo đường cầu là sự thay đổi của lượng cầu về một hàng hóa nào đó khi giá cả của hàng hóa đó thay đổi.

Nếu các yếu tố khác không đổi mà giá cả của hàng hóa tăng lên thì lượng cầu về hàng hóa đó giảm xuống (vận động lên phía trên của đường cầu). Ngược lại nếu giá cả giảm xuống thì lượng cầu sẽ tăng lên (vận động xuống dưới của đường cầu).

Chẳng hạn hình 2.2a biểu diễn nhu cầu về bia của anh A khi giá bia là 2.000 đồng/cốc thì lượng bia là 50 cốc.

Khi giá bia là 2.500 đồng/cốc thì lượng bia là 40 cốc (vận động lên trên đường cầu) và khi giá bia xuống 1.500 đồng/cốc thì lượng cầu về bia là 60 cốc (dịch chuyển xuống dưới của đường cầu)

Sự dịch chuyển của cả đường cầu

Điều gì sẽ xảy ra khi thu nhập hàng tháng của anh A tăng lên (chẳng hạn từ 2 triệu đồng/tháng lên 3 triệu đồng/tháng). 

Khi thu nhập tăng lên thì lượng cầu về bia của anh A sẽ tăng lên ở mọi mức giá và đường cầu dịch chuyển sang D1. Ngược lại khi thu nhập giảm xuống thì lượng cầu về bia của anh A sẽ giảm ở mọi mức giá và đường cầu dịch chuyển sang trái từ D2 đến D3.

Nguồn: Giáo trình Kinh tế vi mô, NXB Hà Nội

Bất kì sự thay đổi nào làm tăng lượng hàng mà người mua muốn mua tại một mức giá nhất định cũng làm dịch chuyển đường cầu sang phải gọi là tăng cầu.

Bất kì sự thay đổi nào làm giảm lượng hàng mà người mua muốn mua tại một mức giá nhất định cũng làm dịch chuyển đường cầu sang trái gọi là giảm cầu.

Mỗi khi một yếu tố quyết định nhu cầu nào đó thay đổi trừ giá cả hàng hóa, đường cầu đều dịch chuyển.

Hình 2.3 chỉ ra rằng bất kì sự thay đổi làm tăng lượng cầu tai mọi mức giá cũng làm dịch chuyển đường cầu sang bên phải. Tương tự bất kì sự thay đổi nào làm giảm lượng cầu tạo mọi mức giá cũng làm dịch chuyển đường cầu sang trái.

Tham khảo:   Điểm du lịch là gì? Đặc điểm và phân loại

Kết luận

Khi giá cả hàng hóa thay đổi trong điều kiện tất cả các yếu tố khác tác động đến cầu không đổi thì sẽ có sự vận động dọc theo đường cầu.

Đổi lại, khi một trong các biến số như thu nhập, kì vọng, thị hiếu, dân số, giá cả hàng hóa liên quan thay đổi sẽ gây ra sự dịch chuyển (sang trái hoặc sang phải) của cả đường cầu.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế vi mô, NXB Hà Nội)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo