20. Kinh tế học

Độ co giãn của cung theo giá (Price Elasticity of Supply) là gì?

Price-Elasticity-of-Supply

Hình minh họa (Nguồn: wallstreetmojo)

Độ co giãn của cung theo giá

Khái niệm

Độ co giãn của cung theo giá trong tiếng Anh gọi là: Price Elasticity of Supply.

Độ co giãn của cung theo giá của một loại hàng hoá biểu thị mức độ phản ứng của cung hàng hoá trước sự thay đổi trong mức giá hiện hành của chính hàng hoá đó, trong điều kiện các yếu tố khác được giữ nguyên. 

Nó được đo bằng tỉ số giữa phần trăm thay đổi trong lượng cung và phần trăm thay đổi trong mức giá hàng hoá. 

Về nguyên tắc, cách tính độ co giãn của cung theo giá không có gì đặc biệt so với cách tính các độ co giãn của cầu. Người ta cũng có thể tính độ co giãn này theo một cung hay khoảng giá cả cũng như tại một điểm giá cả. 

Vì lượng cung về hàng hoá thường vận động cùng chiều với sự vận động của giá cả nên thông thường độ co giãn của cung là một đại lượng dương. 

Giá trị của nó càng lớn, cung được xem là càng co giãn mạnh theo giá. 

Ví dụ, khi eS = 3, nếu giá hàng hoá tăng lên 1% sẽ kéo theo sự gia tăng trong lượng cung hàng hoá là 3%. Nếu eS = 0,5 thì khi giá hàng hoá tăng lên 1%, lượng cung hàng hoá chỉ tăng lên 0,5%. 

Rõ ràng, cùng một mức độ thay đổi về giá (tính theo phần trăm) là như nhau, lượng cung trong trường hợp thứ nhất dao động mạnh hơn nhiều so với ở trường hợp thứ hai. 

Tham khảo:   Hợp đồng thông minh (Smart contracts) là gì? Thách thức khi sử dụng hợp đồng thông minh

Trong trường hợp đặc biệt, khi lượng cung hàng hoá là cố định ở mọi mức giá (chẳng hạn, trong một khoảng thời gian nhất định, nguồn cung về đất đai trong cả nền kinh tế gần như là cố định), độ co giãn của cung theo giá bằng 0. Cung lúc này được gọi là hoàn toàn không co giãn theo giá. 

Trên đồ thị, đường cung được biểu thị là một đường thẳng đứng, song song với trục tung. 

Trái lại, khi mà lượng cung hoàn toàn nhạy cảm với sự thay đổi của giá cả đến nỗi, bất cứ sự thay đổi nhỏ trong giá cũng kéo theo sự thay đổi lớn trong cung khiến cho giá không thể tăng lên hay giảm xuống được, thì trong trường hợp cực đoan này, đường cung lại là một đường nằm ngang. 

Lúc này, cung được xem là hoàn toàn co giãn theo giá và eS là vô cùng (eS = ∞). 

Các yếu tố ảnh hưởng

Độ co giãn của cung về một loại hàng hoá lớn hay nhỏ, tương tự như đối với độ co giãn của cầu theo giá, phụ thuộc vào:

– Thứ nhất, mức giá hàng hoá xuất phát mà người ta xem xét; 

– Thứ hai, vào độ dốc của đường cung. 

Tham khảo:   Tiêu chuẩn công nghệ (Technology Standards) là gì?

Độ dốc của đường cung lại tuỳ thuộc vào tính chất của quá trình sản xuất hàng hoá. Về nguyên tắc, khi những người sản xuất có thể dễ dàng điều chỉnh các yếu tố đầu vào để thay đổi sản lượng phù hợp với sự thay đổi của giá cả, đường cung sẽ tương đối thoải, và độ co giãn của cung sẽ lớn. 

Khi sự điều chỉnh này khó khăn, đường cung sẽ tương đối dốc đứng, và độ co giãn của cung sẽ nhỏ. 

Ví dụ, khi giá cả bánh kẹo tăng lên, những người sản xuất bánh kẹo có thể dễ dàng điều chỉnh đầu vào để tăng sản lượng đẩu ra hơn là những người trồng cà phê. Những giới hạn về đất đai, điều kiện khí hậu và thời tiết khiến cho việc gia tăng sản lượng cà phê khi giá của nó tăng lên tương đối khó khăn. 

Vì thế, trong những điều kiện tương tự nhau, cung về cà phê thô là kém co giãn hơn so với cung về bánh kẹo. 

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Vi mô, PGS.TS. Phí Mạnh Hồng, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo