21. Kinh tế số

Định luật Moore (Moore’s Law) là gì? Ý nghĩa kinh tế của định luật Moore

Hình minh họa. Nguồn: enterprisersproject.com

Định luật Moore

Khái niệm

Định luật Moore trong tiếng Anh là Moore’s Law.

Định luật Moore đề cập đến dự đoán của Gordon E. Moore – đồng sáng lập của Intel – rằng số lượng bóng bán dẫn trên một vi mạch sẽ tăng gấp đôi sau mỗi hai năm trong khi giá máy tính giảm một nửa. 

Định luật Moore tuyên bố rằng mọi người có thể hi vọng rằng tốc độ và khả năng của máy tính sẽ tăng lên sau mỗi vài năm và chỉ cần bỏ ít tiền hơn để mua chúng. Một nguyên khác của định luật Moore là sự tăng trưởng này diễn ra theo cấp số nhân.

Năm 1965, Moore đã tuyên bố rằng số lượng bóng bán dẫn có thể đặt trên mỗi vi mạch  sẽ tăng gấp đôi sau mỗi hai năm. Tuy nhiên, ngày nay, việc tăng gấp đôi số lượng bóng bán dẫn trên chip silicon gần như xảy ra sau mỗi 18 tháng, thay vì sau hai năm.

Ý nghĩa của định luật Moore đối với ngành công nghiệp điện tử

Định luật Moore được xuất bản lần đầu trên tạp chí Điện tử vào năm 1965. Trong khi Moore không thực sự chú ý nhiều đến dự đoán của riêng mình, lời tuyên bố này đã trở thành một chuẩn mực công nghệ cho ngành công nghiệp bán dẫn. 

Tầm quan trọng của định luật này đối với các nhà sản xuất chất bán dẫn là rất rõ ràng. Ngành công nghiệp sản xuất bán dẫn đã tạo ra một lộ trình dự đoán kéo dài gần năm thập kỷ từ năm 1971 đến năm . Bộ tài liệu này có tiêu đề “Lộ trình công nghệ quốc tế cho bóng bán dẫn”. 

Tham khảo:   Qui trình xuất trình và thanh toán bằng hóa đơn điện tử (EIPP) là gì?

Lộ trình này được thiết lập bởi 5 khu vực địa đại diện cho gần như tất cả các nhà sản xuất chip. Do đó, tất cả các quyết định về ra mắt sản phẩm và các nỗ lực nghiên cứu đều dựa trên khung thời gian hai năm của định luật Moore.

Ý nghĩa kinh tế của định luật Moore

Một trong những tác động kinh tế của định luật Moore là các thiết bị điện toán tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng theo cấp số nhân về độ phức tạp và sức mạnh tính toán trong khi giảm chi phí tương đương cho nhà sản xuất và người tiêu dùng. 

Các cơ quan liên ngành như Hiệp hội nghiên cứu vật liệu tiếp tục đưa ra những cải tiến và đổi mới trong quá trình nghiên cứu kĩ thuật được sử dụng trong sản xuất mạch tích hợp nhằm tối ưu hóa chi phí và hiệu quả của chip. 

Do đó, chi phí sản xuất thấp hơn và độ tin cậy của các công nghệ mớin đã dẫn đến sự cải thiện đáng kể về vốn chủ sở hữu và lợi nhuận hoạt động của ngành công nghiệp bán dẫn và cả ngành điện tử.

Tham khảo:   Bằng chứng công việc (Proof of Work - PoW) trong công nghệ chuỗi khối là gì?

Định luật Moore có vai trò lớn trong sự phát triển của công nghệ điện toán đám mây và mạng xã hội ngày càng đòi hỏi khả năng tính toán tăng lên. Mối quan hệ kinh tế giữa nhà sản xuất thiết bị hỗ trợ ngành công nghiệp điện tử, nhà sản xuất chip và thị trường tiêu dùng tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi khả năng ngành công nghiệp điện tử theo kịp các điều kiện của định luật Moore.

Tầm quan trọng của định luật này được nhấn mạnh bởi thực tế là nó đã gây ra sự dịch chuyển công nghệ từ vi điện tử sang điện tử nano và tạo ra một phân khúc công nghiệp – công nghệ nano – đang tăng trưởng theo cấp số nhân. 

Sự chuyển dịch này cũng dẫn đến mối quan tâm trong các lĩnh vực mới, bao gồm vật liệu nano và công nghệ tối ưu hóa mới cho sản xuất chất bán dẫn. Mặc dù có các báo cáo phát biểu rằn định luật này có thể đang “chậm lại”, nó vẫn là một lời tuyên bố định hướng cho ngành công nghiệp điện tử ngày nay.

(Theo investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo