21. Kinh tế số

Thung lũng kì lạ (Uncanny Valley) là gì?

(Ảnh minh họa: Stratechery)

Thung lũng kì lạ

Khái niệm

Thung lũng kì lạ trong tiếng Anh là uncanny valley.

Thung lũng kì lạ là một hiện tượng xảy ra trong tâm lí và nhận thức của con người liên quan đến các vật thể giống người (thường là robot và hình ảnh), và xác định phản ứng của chúng ta đối với vật thể đó.

Đây vẫn chỉ là một giả thuyết, và nó được cho là nếu một vật thể không phải người nhưng ngày càng trở nên giống người hơn, thì sẽ nhận được phản ứng tích cực và mạnh mẽ đến từ những người quan sát. Tuy nhiên, khi vật thể này đạt đến một ngưỡng giống nhất định (có da, tóc và mắt giả, cảm xúc gương mặt…), khiến nó càng trở nên y hệt người, thì phản ứng nhanh chóng đổi ngược lại: mọi người trở nên kinh sợ nó. 

Vì vậy, thung lũng kì lạ có thể được định nghĩa là phản ứng tiêu cực của mọi người đối với một số robot giống như thật.

Tìm hiểu về thung lũng kì lạ

Khái niệm thung lũng kì lạ lần đầu tiên được định nghĩa bởi Masahiro Mori, một giáo sư ngành khoa học người máy, vào năm 1970, trong tiếng Nhật là Bukimi no Tani Gensho.

Tham khảo:   Nhà bán lẻ điện tử (E-tailer) là gì? Các mô hình bán lẻ điện tử

Thuật ngữ này đề cập đến một biểu đồ được hình thành khi vẽ các phản ứng của con người đối với các vật thể khác nhau, theo thứ tự có ngoại hình ngày càng giống người. 

Biểu đồ về Thung lũng kì lạ. (Nguồn: W.Disney)

Khi mức độ giống người của vật thể tăng lên, sự thích thú của mọi người đối với nó cũng tăng lên nhưng chỉ đến một điểm nhất định. Khi vượt qua điểm đó, sự giống người trở nên kém hấp dẫn, kì dị và gây ra sự lo âu, sợ hãi.

Nhưng khi ta vượt qua điểm này, và mô phỏng trở nên hoàn hảo hơn, chúng ta lại có một sản phẩm hoàn hảo và hấp dẫn mọi người.

Gọi là “thung lũng” kì lạ, vì sự yêu thích đột ngột giảm xuống và sau đó tăng lên ngay lập tức ở phía đầu bên kia, tạo thành hình chữ V, trông giống mặt cắt ngang của một thung lũng.

Đây là lí do tại sao các robot hoạt hình như Wall-E hoặc Eve của Pixar trông dễ thương với hầu hết mọi người. 

Ngược lại, cũng có một số robot giống con người, ví dụ như người máy hỗ trợ đào tạo nha khoa Showa Hanako hay robot trẻ em CB2, chúng rơi vào khu vực thung lũng kì lạ trên biểu đồ. Những robot này có khuôn mặt rất giống con người nhưng có tỉ lệ kém hoặc màu da không thật và kết cấu cao su, hoặc có một đôi mắt với cái nhìn trống rỗng.

Tham khảo:   Phần mềm quảng cáo (Adware) là gì? Cách hoạt động

Robot Wall-E và Eve của Pixar. (Nguồn: Pixar)

Robot hỗ trợ đào tạo nha khoa Showa Hanako. (Ảnh: DigInfo)

Các nhà thiết kế robot cũng chia làm hai phái. Một phái mô phỏng bề ngoài đến mức vô cùng chân thực, đến mức khó phân biệt thật giả, chúng có giọng nói, hình dạng, cá tính, tính chất giống con người. Một phải khác thì hoàn toàn bỏ đi vẻ ngoài của con người, thiết kế tối giản và đưa vào những đặc điểm dễ thương và gần gũi với mọi người hơn. 

(Theo Techopedia, Spectrum)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo