21. Kinh tế số

Ứng dụng phân tán (Distributed Applications) là gì? Nội dung về Ứng dụng phân tán

Hình minh họa (Nguồn: investopedia.com)

Ứng dụng phân tán

Khái niệm

Ứng dụng phân tán trong tiếng Anh là Distributed Applications.

Ứng dụng phân tán là các ứng dụng phần mềm được lưu trữ chủ yếu trên nền tảng điện toán đám mây và chạy trên nhiều hệ thống cùng một lúc. Các hệ thống chạy trên cùng một mạng và liên hệ với nhau trong nỗ lực hoàn thành một nhiệm vụ hoặc lệnh cụ thể.

So với một Ứng dụng phân tán thì ứng dụng truyền thống yêu cầu một hệ thống để đạt được một nhiệm vụ được giao.

Nội dung về Ứng dụng phân tán

Ứng dụng phân tán được thiết kế cho phép người dùng mạng cộng tác và chia sẻ ý tưởng, điều phối các nhiệm vụ, truy cập thông tin và trao đổi ứng dụng thông qua máy chủ. Ứng dụng phân tán chủ yếu được sử dụng trên các mạng máy khách – máy chủ nơi máy tính của người dùng truy cập thông tin từ máy chủ hoặc máy chủ điện toán đám mây.

Các hệ thống máy tính khác nhau đã được phân phối trên mạng thường được giao nhiệm vụ với các mục tiêu tương tự hoặc khác nhau. Ví dụ: trong một nền tảng thương mại điện tử, mỗi máy tính có thể chịu trách nhiệm cho các tác vụ cụ thể như gửi và nhận email về các ưu đãi đặc biệt cho khách hàng hiện tại; tổng hợp danh sách khách hàng và lịch sử mua hàng của họ để nhắm mục tiêu sản phẩm tốt hơn đến họ; v.v… 

Tham khảo:   Hyperledger Sawtooth trong công nghệ chuỗi khối là gì? Nội dung về Hyperledger Sawtooth

Mỗi nhiệm vụ này sẽ được thực hiện bởi một hoặc nhiều hệ thống trên mạng nhưng tất cả các hệ thống này sẽ giao tiếp với nhau để đảm bảo có lợi cho khách hàng mua và nhận sản phẩm.

Trong kinh tế học tiền điện tử, chuỗi khối được sử dụng bởi hầu hết các loại tiền điện tử sử dụng Ứng dụng phân tán để duy trì thị trường kĩ thuật số hiệu quả. 

Thay vì mạng máy khách-máy chủ thông thường được hầu hết các tổ chức tập trung áp dụng, các chuỗi khối sẽ chạy trên mạng ngang hàng nơi thông tin giao dịch thực hiện giữa hai bên được ghi lại và chia sẻ ở nhiều máy tính trên mạng. Những máy tính này được gọi là các nút. Mỗi nút đóng vai trò là quản trị viên trong thị trường Bitcoin và tự nguyện tham gia mạng để có cơ hội nhận Bitcoin dưới dạng phần thưởng.

Ngoài ra, bằng cách lưu trữ các khối thông tin trên các nút khác nhau trên mạng chuỗi khối, chuỗi khối không thể bị hủy hoại do lỗ hổng của hệ thống. Khi một máy tính hoặc hệ thống bị lỗi, các hệ thống khác hoạt động như các bản sao lưu và tiếp tục chạy bất kể hệ thống có bị hỏng hay không.

Tham khảo:   Bằng chứng công việc (Proof of Work - PoW) trong công nghệ chuỗi khối là gì?

Khi tất cả các nút hoạt động đã nhận và xác minh một giao dịch là hợp lệ, khối (tức là giao dịch) sẽ được thêm vào chuỗi (tức là sổ cái chung) để truy cập công khai. Khả năng của tất cả các nút để duy trì hoạt động, ngay cả khi một hoặc hai nút thoát khỏi mạng, nó đảm bảo rằng các giao dịch của người dùng được ghi lại và xác nhận một cách liên tục và kịp thời.

Các công ty trong lĩnh vực tài chính luôn luôn tìm kiếm những cách mới để kết hợp ĐApps vào qui trình làm việc của họ thông qua chuỗi khối. Một lí do là để cải thiện tính minh bạch của các hoạt động trong công ty trên mạng nhằm đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của các nhà quản lí tài chính.

Các lí do khác đó là giảm số lượng trung gian tham gia vào giao dịch tài chính, cung cấp cho khách hàng quyền truy cập vào tiền mã hóa, tạo quyền truy cập vào các nhóm như cho vay ngang hàng (P2P) và phần lớn cải thiện xác minh được thực hiện trên các giao dịch có tính lịch sử.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo