22. Quản trị kinh doanh

Kĩ năng kĩ thuật (Technical Skills) là gì? Kĩ năng kĩ thuật so với kĩ năng mềm

Ảnh minh họa: eLearning Industry

Kĩ năng kĩ thuật

Khái niệm

Kĩ năng kĩ thuật trong tiếng Anh là Technical Skills.

Kĩ năng kĩ thuật là tài năng và chuyên môn cụ thể mà một cá nhân sở hữu, giúp họ thực hiện một nhiệm vụ hoặc công việc nhất định. Những kĩ năng này khác với kĩ năng mềm. 

Kĩ năng kĩ thuật là khả năng mà một cá nhân có được thông qua thực hành và học tập. Ví dụ, một cá nhân sở hữu khả năng cụ thể hoặc kĩ năng đặc biệt như kĩ năng mã hóa máy tính xuất sắc, sẽ là một ứng cử viên đủ điều kiện cho một công ty máy tính hoặc công nghệ.

Kĩ năng kĩ thuật là hoàn hảo để liệt kê trên phần kĩ năng của sơ yếu lí lịch bởi vì nó làm nổi bật  khả năng và điểm mạnh. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhận ra rằng không phải tất cả kĩ năng kĩ thuật của một cá nhân đều nên được liệt kê. Danh sách nên được điều chỉnh để phù hợp với công việc. Điều này mang lại cho họ cơ hội lớn hơn để được tuyển dụng.

Kĩ năng kĩ thuật so với kĩ năng mềm

Trong quá trình tuyển dụng, nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên có cả kĩ năng kĩ thuật và kĩ năng mềm. Ví dụ về các kĩ năng cứng bao gồm chứng chỉ hoặc bằng cấp trong các ngành cụ thể, thành thạo hoặc trôi chảy một ngoại ngữ, vận hành hiệu quả máy móc cụ thể và khả năng lập trình máy tính.

Kĩ năng mềm khác với kĩ năng kĩ thuật ở chỗ chúng chủ quan và khó xác định. Kĩ năng mềm là kĩ năng vốn có liên quan đến tính cách hoặc bản chất của một cá nhân. Những kĩ năng này đôi khi được gọi là kĩ năng xã hội hay kĩ năng kết nối con người. Ví dụ về các kĩ năng mềm bao gồm giao tiếp hiệu quả, làm việc hiệu quả với người khác, quản lí thời gian, khả năng thuyết phục, linh động và kiên nhẫn.

Tham khảo:   Tính khí (Temperament) là gì? Ứng dụng trong quản trị kinh doanh

Nhà tuyển dụng muốn gì?

Kĩ năng kĩ thuật đóng một vai trò quan trọng trong việc được tuyển dụng. Một số kĩ năng kĩ thuật là cần thiết cho nhiều công việc khác nhau và một số vị trí yêu cầu bộ kĩ năng cụ thể hoặc kết hợp các kĩ năng này. Tuy nhiên, một số loại kĩ năng kĩ thuật cơ bản hoặc trung cấp khá dễ dàng để nhà tuyển dụng dạy cho nhân viên mới. Còn bản chất của kĩ năng mềm là vốn có nên có thể khó dạy. 

Trong một số trường hợp, kĩ năng mềm không thể dạy được. Vì lí do này, các nhà tuyển dụng liên tục nhìn vào các nhân viên tiềm năng với một loạt các kĩ năng mềm, cho phép họ hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Dịch vụ chăm sóc khách hàng và sự hài lòng của khách hàng là một trong những khía cạnh quan trọng nhất đối với bất kì công ty hoặc tổ chức nào, nên các kĩ năng mềm thường được coi là có giá trị lớn hơn.

Kĩ năng kĩ thuật đòi hỏi những gì?

– Lập trình và mã hóa: Kĩ năng lập trình và mã hóa không chỉ dành cho các lập trình viên. Những kĩ năng này cũng phù hợp với nhân viên công nghệ thông tin, đội ngũ chăm sóc và người quản lí dự án cần hỗ trợ khách hàng hoặc điều phối dự án. Bất kì cử nhân công nghệ thông tin nào cũng sẽ có giá trị hơn đối với một nhà tuyển dụng ngay từ đầu nếu họ biết cách viết mã. 

– Quản lí dự án: Khả năng điều phối nguồn tài nguyên hợp lí, con người và ngân sách hiệu quả là một trong những kĩ năng kĩ thuật tốt nhất mà bạn có thể có. Quản lí dự án làm việc trong hầu hết mọi ngành công nghiệp, từ xây dựng đến thiết kế kĩ thuật. Một người quản lí dự án có trình độ có thể thực hiện các dự án hiệu quả hơn, sử dụng các nguồn lực hiệu quả và sắp xếp các nhóm phù hợp để hoàn thành công việc. Một người quản lí dự án có kinh nghiệm sẽ tiết kiệm tiền cho công ty, giải quyết các vấn đề nhanh chóng và giúp lường trước các vấn đề trong tương lai.

Tham khảo:   Lí thuyết quản trị của Henri Fayol (Henri Fayol's management theory) là gì? Nguyên tắc quản trị

– Phân tích dữ liệu: Phân tích dữ liệu cung cấp cho doanh nghiệp thông tin quan trọng mà họ cần để giữ thị phần và xây dựng lợi thế cạnh tranh. Nó có thể là một nhiệm vụ phức tạp nhưng việc phân tích dữ liệu tốt có thể giúp hoạt động tiếp thị và bán hàng hiệu quả hơn, tăng cơ hội tạo doanh thu và hiệu quả hoạt động cao hơn.

– Bảo mật thông tin: Rò rỉ dữ liệu có thể có tác động nặng nề đối với một doanh nghiệp, từ việc kinh doanh thua lỗ đến thiệt hại không thể khắc phục đối với một thương hiệu. Vì vậy, nhu cầu về các chuyên gia bảo mật kĩ thuật ngày càng tăng.

– Thiết kế: Nhà thiết kế cần thành thạo một số kĩ năng kĩ thuật, từ phần mềm như Photoshop cho đến các công cụ họ sử dụng để tạo khung. Các kĩ năng kĩ thuật như kiến thức làm việc về HTML, CSS và JavaScript cũng rất hữu ích.

– Viết: Viết ngày nay đi xa hơn nhiều so với việc sử dụng chương trình soạn thảo văn bản để tạo ra một nội dung hấp dẫn. Người viết cần phải có những kĩ năng kĩ thuật số quan trọng. Họ cần hiểu hệ quản lý nội dung, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và thậm chí biết cách kết hợp một trang web hoặc blog.  

Tham khảo:   Hỗ trợ tìm việc cho nhân viên (Outplacement) là gì? Lợi ích của dịch vụ này

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo